Công nghệ chống rung của máy khoan Bosch là gì? Mẹo giảm rung cho máy khoan bê tông
Khi bạn mua máy khoan Bosch, đặc biệt là các dòng máy khoan chuyên nghiệp như máy khoan bê tông Bosch thường sẽ không được giới thiệu về công nghệ chống rung của máy. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công nghệ này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công nghệ chống rung của máy khoan Bosch, các mức giảm độ rung và mẹo giảm độ rung cho máy khoan bê tông Bosch trong bài viết dưới đây!
Công nghệ chống rung của máy khoan Bosch là gì?
Khi máy khoan tác động lên bề mặt vật liệu thì sẽ tạo ra một độ rung nhất định. Đặc biệt với các dòng máy chuyên dụng để làm việc trên các vật liệu cứng như máy khoan bê tông thì độ rung tạo ra càng lớn hơn.
Tuy nhiên, với các dòng máy khoan cầm tay của Bosch, mức độ rung lắc lại được giảm đi tới 60% nhờ công nghệ kiểm soát độ rung được tích hợp trong sản phẩm.
Công nghệ chống rung của máy khoan Bosch có nhiệm vụ làm hạn chế lực rung khi máy khoan làm việc giúp giảm độ lệch mũi khoan, tăng độ bền bỉ và an toàn cho thiết bị. Ngoài ra, nó còn mang đến cảm giác cực kỳ êm ái cho người dùng, không gây tốn sức hay tê mỏi tay khi sử dụng sản phẩm.
Ưu điểm của công nghệ chống rung trong máy khoan Bosch
-
Giảm thiểu độ rung lắc của thiết bị xuống mức thấp nhất khi làm việc
-
Giảm độ lệch tâm của mũi khoan khi người dùng mới tiến hành khoan, đảm bảo cho ra đường khoan chính xác nhất
-
Đảm bảo độ ổn định cho động cơ, bộ truyền động của máy khoan được làm việc êm ái, nhờ đó tăng tuổi thọ cho sản phẩm
-
Cho phép động cơ máy vận hành liên tục mà không tạo ra độ rung ở tay người cầm máy, làm giảm cảm giác đau mỏi khi làm việc lâu
-
Khi máy vận hành ở chế độ không tải, công nghệ chống rung cũng sẽ phát huy tác dụng, không gây ra tiếng ồn
-
Hạn chế tối đa những tổn hại do rung lắc máy gây ra đến sức khỏe của người dùng. Nhờ đó hạn chế được các lao động nghề nghiệp cho người lao động
Tìm hiểu các mức giảm độ rung ở khoan bê tông Bosch
Mặc dù hãng Bosch không phân chia rõ ràng về từng mức giảm rung cho các dòng máy khoan của mình, nhưng ở dòng máy khoan bê tông Bosch sẽ phổ biến với các mức độ giảm rung dưới đây:
Mức giảm rung 10%
Mức kiểm soát độ rung này thường gặp ở các dòng máy khoan bê tông hạng nặng của Bosch như Bosch GBH 4-32 DFR, Bosch GBH 8-45 D, Bosch GBH 3-28 DRE,...
Ví dụ như máy khoan búa Bosch GBH 4-32 DFR có mức giảm rung là 10% và khả năng khoan nhanh hơn 30% so với một số thiết bị cùng dòng giúp tăng cường hiệu suất công việc khi thi công trên các vật liệu cứng.
Nhìn tổng thể thì ta dễ dàng nhận thấy những máy khoan có mức giảm rung là 10% thì đều là những dòng máy khoan chuyên nghiệp sở hữu thiết kế liền khối chắc chắn và có độ bền cao.
Nhiều người dùng khá thắc mắc là tại sao đều là những chiếc máy khoan bê tông hạng nặng chuyên nghiệp dùng để giải quyết những bề mặt vật liệu có độ cứng cao nhất nhưng những chiếc máy này lại chỉ được áp dụng mức kiểm soát độ rung là 10%.
Lý giải cho vấn đề này, hãng Bosch cho biết là bản thân những máy khoan này đều đã sở hữu trọng lượng khá nặng (hơn hẳn một số máy khoan bê tông khác) lại thêm đầu kẹp có khả năng cố định mũi khoan chắc chắn và độ cơ máy khoan vận hành êm ái nên mức giảm rung 10% là đủ để máy khoan làm việc hiệu quả.
Mức giảm rung 27%
Mức giảm rung này thường áp dụng cho dòng máy khoan bê tông hạng 2 - 4kg như: Bosch GBH 2-28 DV, Bosch GBH 2-28 DFV,...
Những máy khoan này thường hoạt động với đường kính mũi khoan lớn nên cần mức độ kiểm soát độ rung lớn hơn nhằm đảm bảo độ chính xác của mũi khoan và khả năng vận hành ổn định cho máy.
Mức giảm rung 27% sẽ giúp cho máy khoan bê tông có đường kính khoan lớn (28mm) vận hành êm ái hơn, hạn chế tối đa độ rung khi người dùng cần làm việc. Đây cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người sử dụng máy khoan đa năng.
Những mẹo giảm rung cho máy khoan bê tông
-
Nên chọn những máy khoan bê tông được tích hợp sẵn công nghệ giảm rung Vibration Control với mức độ giảm rung phù hợp với công việc
-
Kiểm tra mọi chi tiết trên máy khoan xem đã được cố định chắc chắn chưa trước khi cho máy vận hành. Bởi chỉ một chi tiết lỏng lẻo cũng làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và độ rung của máy
-
Chọn chế độ khoan phù hợp khi làm việc. Để khoan lỗ trên bê tông cần sử dụng chế độ khoan búa; chế độ khoan thường sử dụng khi khoan trên gỗ, kim loại; chế độ đục sử dụng khi cần phá bỏ vật liệu.
-
Trang bị găng tay chuyên dụng khi thi công để hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa tay cầm và da tay có thể gây đau tay. Ngoài ra, nên chọn loại máy khoan có báng cầm mềm sẽ có tác dụng tăng ma sát và giảm rung hiệu quả hơn
-
Luôn khoan mồi lên lỗ khoan trước. Để mũi khoan và động cơ không bị nóng khiến máy khoan hoạt động không ổn định khi vận hành trong thời gian dài trên vật liệu cứng thì nên thêm nước hoặc dung dịch làm mát liên tục lên mũi khoan để phôi thoát dễ dàng hơn.
-
Linh hoạt điều chỉnh tốc độ điện tử và lựa chọn tốc độ khoan phù hợp với từng giai đoạn. Để máy vận hành ở mức tốc độ nhỏ hoặc lớn hơn so với điều kiện phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến máy bị rung lắc khi thi công.
-
Cầm máy khoan đúng kỹ thuật, luôn giữ máy vuông góc với bề mặt vật liệu và đứng ở từ thế vững chắc để đảm bảo máy được cố định tốt. Điều này sẽ giúp làm hạn chế tốt độ rung của máy.
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn về công nghệ chống rung của máy khoan Bosch, các mức giảm độ rung và mẹo giảm rung cho máy khoan bê tông. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã biết được cách vận hành máy khoan hiệu quả nhất, đảm bảo hiệu suất, độ bền của máy. Nếu bạn có nhu cầu mua máy khoan bê tông Bosch chính hãng cũng có thể truy cập vào website maykhoanbosch.net hoặc liên hệ theo hotline 0904 810 817 - 0979 244 335 của chúng tôi để được hỗ trợ.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn