Hướng dẫn sửa đầu máy khoan bị lắc đúng cách
Đầu máy khoan bị lắc trong quá trình vận hành sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của lỗ khoan, hư hỏng bề mặt vật liệu thi công. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì? Cách sửa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến đầu khoan bị lắc
Dù là những sản phẩm máy khoan chính hãng, chất lượng cao như máy khoan Bosch, máy khoan Dewalt, máy khoan Makita,... thì sau một thời gian sử dụng lâu cũng có thể gặp một số vấn đề, hỏng hóc nhất định. Đầu máy khoan bị lắc là một trong những lỗi thường gặp như vậy. Một số nguyên nhân khiến cho đầu máy khoan bị lắc có thể kể đến như:
Do sử dụng máy khoan quá tải
Nếu máy khoan bị làm việc quá tải, thì phần đầu khoan sẽ bị nóng và đảo trong quá trình thi công. Để tránh máy khoan rơi vào tình trạng quá tải, thông thường, bạn chỉ nên cho máy hoạt động khoảng 20 - 30 phút rồi ngừng thao tác để máy nghỉ khoảng 10 - 15 phút mới tiến hành khoan tiếp. Tuy nhiên nhiều người không biết lại cho máy khoan làm việc liên tục không nghỉ trong nhiều giờ liền khiến cho máy bị tăng nhiệt nhanh, dễ xảy ra hiện tượng cháy motor cũng như phần đầu khoan bị hỏng.
Do lắp máy khoan không đúng kỹ thuật
Một lý do khác có thể khiến cho đầu máy khoan bị rơ lắc là do người dùng đã lắp đặt máy không đúng cách. Với máy khoan pin sử dụng đầu khoan Autolock hay máy khoan khoan bê tông dùng đầu khoan SDS Plus, nhiều người thường lắp lệch tâm. Còn ở máy khoan động lực cầm tay, việc vặn đầu máy khoan không chặt sẽ khiến cho đầu máy bị lắc khi làm việc. Việc lắp đặt không đúng kỹ thuật có thể khiến đầu khoan bị lắc hoặc gây nguy hiểm khi làm việc.
Thau bạc trên thân máy hoặc bạc bi trên đầu máy khoan bị hư
Phần đầu của máy khoan cầm tay bị lắc cũng có thể là do bị hư thau bạc trên thân máy hoặc bạc bi trên đầu máy khoan. Tình trạng này thường xuất hiện ở dòng máy khoan động lực, máy khoan kim loại - gỗ. Lỗi này thường phát sinh do máy khoan đã sử dụng lâu ngày hoặc máy bị làm việc quá tải
Sử dụng mũi khoan không phù hợp
Chọn mũi khoan không phù hợp với máy và vật liệu cần khoan sẽ khiến cho đầu máy khoan nhanh bị hỏng, dẫn đến tình trạng rung lắc khi khoan. Vậy nên, trước khi làm việc, bạn cần xác định trước máy khoan của mình có thể dùng cho những loại mũi khoan nào, bề mặt vật liệu thi công là gì để hỏng hóc.
Cách sửa đầu máy khoan bị lắc
Để hạn chế việc đầu máy khoan cầm tay bị lắc, lỏng hay lung lay trong quá trình làm việc, bạn cần lưu ý:
-
Đảm bảo đầu máy khoan được vặn chặt, chắc chắn
-
Nên chọn loại mũi khoan phù hợp với máy khoan và bảo dưỡng chúng thường xuyên
-
Chọn loại phụ kiện phù hợp với máy khoan cầm tay, vận hành máy đúng chức năng, đúng thời gian quy định để hạn chế tình trạng rung lắc ở đầu máy
Đối với máy khoan bị hư bạc bi ở đầu máy, hư bạc thau ở thân máy thì có thể mang ra hàng sửa chữa hoặc tham khảo cách sửa ở phần dưới đây:
Bước 1: Dùng tô vít hoặc máy khoan vặn vít để tháo máy
Bước 2: Cẩn thận tháo rời các chi tiết bên trong máy khoan ra
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá xem phần đầu mũi khoan có bị mòn hay không. Nếu bị mòn, bạn nên thay thế bằng một bi mới có kích thước tương đương.
Bước 4: Kiểm tra bi bên trong máy khoan cầm tay và bạc trong máy còn không
Bước 5: Nếu thấy bi và bạc bị mòn, bạn sử dụng bi và bạc mới tương ứng để thay thế rồi lắp ráp các chi tiết lại như ban đầu và tiến hành kiểm tra xem đầu máy khoan còn bị rung lắc nữa hay không.
Trên đây là những chia sẻ, hướng dẫn của Maykhoanbosch.net về nguyên nhân và cách sửa đầu máy khoan bị lắc. Với cách này, bạn có thể dễ dàng khắc phục lỗi ở máy khoan và đảm bảo máy hoạt động ổn định, không làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn