Cách sử dụng máy thủy bình chi tiết cho người mới bắt đầu
Đối với những thợ xây dựng, thợ công trình, trắc địa mới vào nghề việc sử dụng máy thủy bình chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa hiểu rõ về tính chất, chức năng và các bước thực hiện. Chính vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết cách sử dụng máy thủy bình đơn giản nhất cho những ai chưa biết để giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Hướng dẫn kiểm tra máy thủy bình trước khi sử dụng
Để sử dụng máy thủy bình hiệu quả thì trước khi đến với cách sử dụng máy thủy bình laser bạn cần phải hiểu rõ về cấu tạo chức năng của thiết bị này cũng như kiểm tra máy thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành đo đạc. Điều này sẽ giúp bạn xác định rõ thiết bị đã sẵn sàng cho việc sử dụng hay chưa cũng như đảm bảo kết quả đo đạc là chính xác nhất.
Tìm hiểu thêm về cấu tạo của máy thủy bình trong bài viết: Máy thủy bình là gì? Các loại máy thủy bình phổ biến trên thị trường hiện nay
Các bước kiểm tra máy thủy bình như sau:
Bước 1: Kiểm tra 3 ốc khóa chân, dựng chân máy chắc chắn, ổn định, cân bằng
Bước 2: Kiểm tra trục ngang và trục đứng của máy
Bước 3: Tiến hàng kiểm tra vị ngang. Bạn di chuyển máy sang hai bên trái phải mà thấy điểm ngắm không thay đổi là đạt
Bước 4: Kiểm tra bọt thủy. Quay máy theo các chiều khác nhau, nếu thấy bọt thủy vẫn nằm trong vòng tròn là đạt
Bước 5: Xem xét đối quang. Ở khoảng cách xa hay gần đều nhìn thấy, điều quang ảnh vật không nhảy là được
Bước 6: Kiểm tra bộ phận tự động. Cân bằng máy sao cho bọt thủy tròn vào giữa ngắm 1 điểm, dùng một ốc cân vê trái - phải mà điểm ngắm không đổi là đạt. Tiếp đó, bạn quay máy thủy bình nhiều vòng rồi ngắm lại điểm ngắm đầu để kiểm tra độ chính xác và độ rung của thiết bị
Bước 7: Sử dụng phương pháp 2 trạm để kiểm tra sai số góc
Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình
Cách cân máy thủy bình laser
Trước khi đi vào chi tiết cách đo máy thủy bình thì cách cân máy cũng là một bước quan trọng giúp đảm bảo kết quả làm việc luôn đạt độ chính xác cao. Dù bạn sử dụng máy thủy bình của bất kỳ hãng nào như máy thủy bình Laser Bosch, Makita, .... thì hướng dẫn này đều có thể sử dụng được.
Để cân máy thủy bình thì bạn cần phải đặt máy ở địa hình bằng phẳng sao cho 3 chân của máy đứng chắc chắn ở vị trí làm việc. Đồng thời kéo chân máy ra đến chiều cao ngang cổ hoặc cằm để ở tư thế thoải mái nhất giúp cho việc đọc kết quả đo dễ dàng hơn.
Tiếp đến, bạn cố định máy chắc chắn vào chân máy rồi kiểm tra bọt thủy. Nếu bọt thủy nghiêng bị về phía bên nào thì tức là chân máy đang bị lệch ở phía đó, bạn cần điều chỉnh lại chân máy sao cho bọt thủy chạy vào vòng tròn đen và khóa chân lại. Cuối cùng, bạn chỉ cần vặn lại 3 ốc cân bằng để đưa bọt thủy vào tâm là hoàn thành việc cân máy.
Hướng dẫn cách sử dụng máy thủy bình
Để thực hiện đo cao độ bằng máy thủy bình, bạn cần phải xác định vị trí của mốc A có độ cao hA và mốc B có độ cao hB ra ngoài thực địa (lưu ý: A và B là vị trí cố định) rồi tiến hành theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Bố trí vị trí đặt máy
Xác định vị trí đặt máy thủy bình. Bạn có thể đặt máy ở bất kỳ vị trí nào, tuy nhiên vị trí đặt máy nên là bề mặt bằng phẳng, máy không nên thấp hơn điểm mốc và cần phải nằm giữa 2 điểm A và B đã xác định từ trước.
Bước 2: Cân máy
Sau khi đã xác định được vị trí đặt máy, bạn tiến hành cân máy theo hướng dẫn ở phần trên sao cho chân máy thủy bình ở phương vị ngang bằng nhất. Đặt máy thủy bình laser lên chân máy, cố định chắc chắn và tiến hành chỉnh thăng bằng cho máy.
Bước 3: Tiến hành đo
Cách đo máy thủy bình chính xác là ngắm vào Mia và đọc số trên đó (Mia là cây thước cứng có ghi số đen trắng/đỏ trắng trên đó, trong đó, loại Mia 5m và 4m là được sử dụng nhiều nhất). Bạn thực hiện điều quang sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy được hiển thị rõ ràng nhất.
Cách đọc máy thủy bình: Để đọc số trên mia, bạn dựa vào 2 số trên mia (đơn vị là m và dm) và 2 số đọc ghi trên chữ E (đơn vị là cm và mm). Cứ mỗi khấc đen hoặc đỏ (khoảng chia trên mia) sẽ tương ứng với 10mm.
Bước 4: Tính cao độ
Để dẫn truyền độ cao từ mốc A (có chiều cao là hA) tới mốc B chưa biết chiều cao thì cần bắt ảnh mia dựng tại điểm A và đọc được số chỉ giữa là x. Quay máy đo thủy bình sang mốc B, đọc được số chỉ giữa trên mia tại điểm B là y.
Chênh cao giữa điểm A đến B là: h = x – y. Độ cao của điểm B: hB = h + (x – y).
Ý nghĩa của các số đã đọc: Số đọc chỉ giữa = (số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới)/2.
Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể xem ví dụ thực tế dưới đây:
Bước 1: Bạn đặt 2 mia cách nhau 40m – 45m. Máy thủy bình đặt ở giữa 2 mia sao cho khoảng cách từ máy đến từng mia là khoảng 20m.
Bước 2: Ngắm máy thủy bình laser về phía A, xác định được số mia tại điểm A là x1 = 1.413mm. Lại ngằm máy về phía B, xác định được số mia tại điểm B là y1 = 1.068mm. Lúc này, chênh cao giữa 2 điểm A và B khi đặt máy thủy bình ở giữa là h1 = x1 – y1 = 1.413 – 1.068 = 345mm.
Bước 3: Di chuyển máy thủy bình lại gần mia B, ngắm máy về A, chỉ số tại mia A lúc này là x2 = 1.379mm, ngắm máy về điểm B đọc chỉ số mia tại B là y2 = 1.032mm. Chênh cao giữa 2 điểm A và B khi đặt máy thủy chuẩn ở gần B: h2 = x2 – y2 = 1.379 – 1.032 = 347mm.
Bước 4: Vậy chênh cao giữa 2 điểm A và B khi đặt máy ở giữa và máy gần B thì sai số về chênh cao là: ∆H = h1 – h2 = 345 – 347 = - 2mm. Vậy ta kết luận được sai số góc i của máy là -2mm.
* Lưu ý: Sai số góc i của máy thủy bình thì ∆H không được lệch quá ±3mm. Có thể hiểu là ≤ ± 0,003m.
Trên đây là cách sử dụng máy thủy bình chi tiết, đơn giản nhất mà maykhoanbosch.net muốn dành cho những người mới bắt đầu. Chúc bạn sẽ hoàn thành tốt công việc thông qua hướng dẫn cụ thể của chúng tôi ở trên.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn