Cách xử lý gạch lát nền bị ộp đơn giản, không cần thợ
Nền nhà bạn bỗng nhiên xuất hiện vết nứt, vỡ hay phồng rộp gây mất thẩm mỹ. Bạn muốn sửa nhưng lại không biết cách xử lý gạch lát nền bị ộp như thế nào, gọi thợ thì lại tốn kém chi phí. Vậy hãy tham khảo ngay cách gỡ gạch lát nền nhà không vỡ dưới đây.
Nguyên nhân khiến gạch lát nền bị ộp, nứt vỡ
Trước khi đến với cách thay gạch lát nền, bạn nên tìm hiểu thêm về nguyên nhân khiến cho gạch bị xuống cấp sau một thời gian sử dụng để có biện pháp phòng tránh và khắc phục phù hợp.
Theo tìm hiểu từ các chuyên gia, những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ộp hoặc nứt vỡ ở gạch lát nền có thể do:
Gạch ốp nền là loại kém chất lượng
Khi xây dựng nhà, nếu gia đình bạn chọn phải loại gạch kém chất lượng, có khả năng chịu lực, chịu tải kém thì sau khi sử dụng một thời gian chắc chắn sẽ bị hư hại, gây hiện tượng phồng rộp, nứt vỡ.
Do đó, khi chọn gạch thi công, bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thợ xây dựng lành nghề để chọn đúng loại gạch có chất lượng tốt, độ bền cao.
Kỹ thuật thi công kém
Nền gạch bị lún, xuống cấp cũng có thể do quá trình thi công không được thực hiện đúng quy trình, trát vữa không đều, đúng kỹ thuật nên tạo ra khoảng trống giữa nền nhà và gạch lát nền, khiến cho khả năng chịu lực của gạch kém đi, khi đặt nhiều vật có trọng lượng lớn lên sẽ gây ra tình trạng nứt vỡ.
Do tác động từ bên ngoài hoặc yếu tố khách quan từ môi trường
Nhiều trường hợp bề mặt nền bị hư hại là do người trong gia đình là rơi vật nặng lên nền nhà hoặc do gạch ốp bị ẩm, tích tụ nhiều hơi nước lâu ngày làm gạch bị yếu đi, khiến nó dễ bị nứt vỡ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách lát gạch nền nhà đẹp bằng máy cân mực laser
Cách xử lý gạch lát nền bị ộp
Thực chất, cách xử lý gạch lát nền bị phồng, nứt vỡ cũng khá đơn giản, bạn không cần phải tốn công và chi phí để gọi thợ bên ngoài mà hoàn toàn có thể tự mình xử lý chỉ với vài bước đơn giản. Hãy tham khảo cách cậy gạch lát nền và lát nền nhà chuẩn dưới đây nếu bạn chưa biết hướng khắc phục:
Công cụ cần chuẩn bị
-
Dao xẻ
-
Băng dính màu loại dày
-
Máy khoan tường hoặc máy khoan bê tông (Tham khảo: Bosch GBH 2-24 DRE, Bosch GBH 2-28 DV, Bosch GSH 500 Max,...)
-
Búa (loại to và loại nhỏ)
-
Đục nhọn
Ngoài ra, để bảo vệ an toàn cho bản thân khỏi các mảnh gạch vụn bắn ra trong quá trình gỡ gạch, bạn cũng nên trang bị thêm đồ bảo hộ thích hợp như: kính báo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay,... khi làm việc.
Cách bước xử lý gạch lát nền bị vỡ
Bước 1: Thực hiện xả mạch của các viên gạch bị vỡ
Sử dụng dao xẻ để xẻ những mạch vữa xung quanh các viên gạch có dấu hiệu nứt vỡ. Lưu ý, bước này bạn cần phải thực hiện thật cẩn thận, chỉ nên xẻ một lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến mạch vữa của các viên gạch xung quanh.
Bước 2: Khoan các tấm gạch bị hỏng
Sử dụng băng dính đã chuẩn bị dán xung quanh những viên gạch bị nứt vỡ trước khi tiến hành khoan để tránh làm ảnh hưởng đến những viên gạch khác xung quanh. Tiếp đó, bạn dùng máy khoan cầm tay, khoan đục lỗ lên các viên gạch bị vỡ nhằm phá vụn viên gạch, giúp việc lấy ra dễ dàng hơn. Lưu ý, bạn chỉ nên khoan sâu xuống gạch một khoảng chừng 0.5cm là được.
Bước 3: Gỡ gạch ra khỏi mặt nền
Cách đục gạch lát nền như sau: Máy khoan bê tông bạn chọn chức năng đục, đặt mũi đục tại khe ron (mạch vữa) của viên gạch và tiến hành đục. Bạn nên nghiêng mũi đục ở góc xiên với cạnh góc là 30 độ để việc gỡ gạch dễ dàng nhất.
Trường hợp bạn dùng búa thì nên dùng búa nhỏ đập nhẹ vuông góc lên mạch vữa để các viên gạch long ra ngoài. Sau đó dùng đục nhọn nghiêng một góc 45 độ từ tâm gạch ra đến bên mép và cậy gạch ra khỏi sàn. Tiếp đó, bạn sử dụng kết hợp đục và búa để bắt đầu đục vữa ra khỏi sàn để loại bỏ loại vữa cũ.
Bước 4: Ghép gạch lát nền mới
Sau khi vệ sinh khu vực gạch lát bị vỡ, bạn trải một lớp vữa mới vừa đủ xuống sàn và quét một lớp vữa ở phía sau viên gạch mới. Tiếp đó đặt đúng viên gạch vào vị trí tương ứng trên sàn nhà.
Bạn ấn viên gạch xuống sao cho gạch mới khi lắp vào phải có độ cao bằng với các viên gạch cũ xung quanh. Dùng búa gõ nhẹ lên bề mặt viên gạch để nó kết dính tốt hơn. Nếu có lớp vữa thừa thì bạn chỉ cần gạt vữa sáng các mép gạch xung quanh hoặc lau đi là được.
Bước 5: Hoàn thiện chỗ bị nứt
Sau khi lát nền xong, bạn chờ khoảng 2 giờ cho lớp vữa mới khô rồi dùng keo chuyên dụng để trát lên mạch giữa các viên gạch bằng miếng phao xốp.
Chờ thêm khoảng 15 phút nữa thì bạn lau sạch keo thừa bằng miếng bọt biển ẩm là đã có bề mặt sàn như mới. Lưu ý, hãy hạn chế đi lại trên khoảng gạch vừa lát trong vòng 24 tiếng để đảm bảo kết cấu gạch chắc chắn, ổn định hoàn toàn.
Cách bảo vệ sàn nhà để tránh phồng ộp, nứt vỡ
-
Vệ sinh bề mặt sàn nhà thường xuyên bằng các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng
-
Hạn chế đi các loại dép đế cứng, dép cao gót trong nhà
-
Tránh làm rơi các vật nặng từ trên cao xuống sàn nhà
-
Hạn chế để sàn nhà bị ẩm ướt sẽ dễ gây phồng rộp, làm giảm chất lượng gạch lát
-
Sử dụng các miếng lót cao su cho các đồ vật kê trên sàn như giường, tủ, giá gỗ,...
-
Khi di chuyển các đồ nội thất trong nhà, hãy nâng chúng lên cao, không nên kéo lê trên bề mặt sàn…
Trên đây là cách xử lý gạch lát nền bị ộp, nứt vỡ đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể làm được. Chúc bạn thực hiện thành công!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn