0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cấu tạo máy cưa đĩa, nguyên lý vận hành và cách sử dụng máy cưa đĩa cầm tay an toàn

Maykhoanbosch.net 2 năm trước 694 lượt xem

    Để vận hành máy cưa đĩa cầm tay hiệu quả, bạn cần phải nắm được cấu tạo máy cưa đĩa, cơ chế vận hành và các thao tác sử dụng máy đúng kỹ thuật. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn!

    Cấu tạo máy cưa đĩa

    Mặc dù máy cưa đĩa cầm tay trên thị trường hiện nay vô cùng phong phú, chúng đến từ những thương hiệu khác nhau như: máy cưa đĩa Bosch, Makita, Stanley, Dewalt, Total,...  nên mẫu mã, chủng loại rất đa dạng. Song về cơ bản thì cấu tạo của chúng đều có những điểm chung nhất định:

    Cấu tạo máy cưa đĩa
    Cấu tạo máy cưa đĩa

    Cấu tạo bên ngoài của máy cưa đĩa gồm có:

    • Vỏ máy

    • Tay cầm với công tắc Tắt - Bật

    • Nắp đậy bảo vệ lưỡi cưa

    • Trục lắp lưỡi cưa

    • Khóa điều chỉnh hướng quay cho lưỡi cưa

    • Dao tách

    • Cán của dao tách

    • Hệ thống hút bụi

    • Khe mở thoát phoi, kết nối hút bụi

    Cấu tạo bên trong của máy cưa đĩa cầm tay bao gồm:

    • Bộ phận động cơ gồm có bộ phận chuyển động của máy (Roto) và bộ phận phát từ (Stato)

    • Hệ thống bánh răng

    • Lưỡi cưa được gắn vào trục máy và là nơi cuối cùng tiếp nhận chuyển động lên xuống của động cơ.

    Chức năng của một số chi tiết trên máy cưa đĩa

    Dưới đây là chức năng của một số bộ phận, chi tiết trên máy cưa đĩa:

    Chức năng của một số chi tiết trên máy cưa đĩa
    Chức năng của một số chi tiết trên máy cưa đĩa
    • Vỏ bọc (vỏ máy): là bộ phận bên ngoài có chức năng bao bọc và bảo vệ phần động cơ bên trong máy. Thành phần chế tạo nên vỏ máy thường là vật liệu cao cấp để đảm bảo có thể chịu va đập tốt và cách điện hiệu quả

    • Hệ thống hút bụi (được trang bị ở một số dòng máy cưa): có nhiệm vụ thổi bụi, mạt vật liệu cưa để người dùng nhìn rõ bề mặt vật liệu, đường cắt hơn khi thi công. Bên cạnh đó, nó cũng giúp đảm bảo vệ sinh cho khu vực làm việc, mang đến không gian trong sạch, hạn chế tối đa bụi bẩn gây hại đến sức khỏe người dùng.

    • Khóa điều chỉnh hướng quay cho lưỡi cưa: Cho phép người dùng điều chỉnh góc độ của lưỡi cắt (thường ở góc 15 độ, 30 độ, 45 độ) tùy theo yêu cầu công việc và thiết kế của máy.

    • Nắp đậy bảo vệ lưỡi cưa: Đây là một vành chắn bảo vệ được thiết kế ở phần ngoài của máy cưa, bao quanh lấy bộ phận lưỡi cưa để bảo vệ lưỡi cắt cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng. Bộ phận này thường được chế tạo từ hợp kim thép không gỉ nên có độ bền rất cao.

    • Dao tách: là một bộ phận quan trọng của máy cưa đĩa. Độ dày của dao tách cần phải đảm bảo luôn mỏng hơn phần thân của lưỡi cưa và không dày hơn bề rộng mạch cưa. Do đó nên lưỡi cưa và dao tách thường có khoảng cách nhỏ nhất, thấp hơn điểm cao nhất của răng cưa 2mm.

    • Tay cầm với công tắc bật - tắt: vị trí để người dùng cầm và điều khiển máy cưa, khởi động hoặc tắt máy chỉ bằng 1 tay dễ dàng.

    Nguyên lý vận hành của máy cưa đĩa

    Máy cưa đĩa cầm tay được chia làm 2 loại chính là máy cưa đĩa cầm tay dùng pin và máy cưa đĩa dùng điện. Cơ chế vận hành của hai dòng sản phẩm này là khác nhau:

    Nguyên lý vận hành của máy cưa đĩa
    Nguyên lý vận hành của máy cưa đĩa
    • Nguyên lý hoạt động của máy cưa đĩa dùng điện: Khi máy được kết nối với nguồn điện và người dùng nhấn vào công tắc khởi động, dòng điện chạy vào sẽ làm cho trục động cơ quay, thông qua bộ truyền động trung gian giúp trục lưỡi cưa quay và máy cưa bắt đầu hoạt động

    • Nguyên lý vận hành của máy cưa đĩa dùng pin: Thay vì kết nối máy với nguồn điện, đối với máy cưa đĩa dùng pin, bạn chỉ cần lắp pin vào thì máy sẽ được cung cấp một nguồn điện áp để máy cưa vận hành

    Cách sử dụng máy cưa đĩa cầm tay đúng kỹ thuật

    Để sử dụng máy cưa đĩa an toàn, hiệu quả thì bạn cần phải đảm bảo những tiêu chí sau:

    Tháo lắp máy đúng cách

    Việc lắp máy sai kỹ thuật có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao. Do đó, khi lắp máy cưa đĩa cầm tay, bạn nên kiểm tra thật kỹ các bộ phận như dây điện xem có bị hở không, lưỡi cưa có bị sứt mẻ không, có bộ phận nào bị vênh hay lỏng không và thực hiện lắp theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Trong trường hợp không am hiểu về sản phẩm, để chắc chắn, bạn nên nhờ các chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ khi mua máy.

    Lựa chọn lưỡi cưa phù hợp

    Mỗi loại vật liệu thi công sẽ phù hợp với một loại lưỡi cưa riêng biệt. Để việc cưa cắt đem lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ cao thì việc chọn lựa lưỡi cưa phù hợp là vô cùng quan trọng. Không nên chọn lưỡi cưa quá dài để cưa đoạn gỗ ngắn hay dùng lưỡi cưa đơn giản để cắt xẻ những tấm gỗ phức tạp.

    Gia công ở vị trí bằng phẳng

    Để các đường cắt có độ chính xác cao thì bạn nên đặt vật liệu cần cắt ở nơi có địa hình bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng. Ngoài ra, hãy sử dụng các thanh chặn để cố định vật liệu chắc chắn, tránh để nó bị xê dịch khi thi công.

    Đánh dấu vị trí cần cưa

    Máy cưa đĩa khi hoạt động có công suất khá lớn nên việc vừa cắt vừa tiến hành tính toán đường cắt của máy sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác và tính thẩm mỹ của đường cắt. Do đó, bạn cần phải vạch sắc đường cần cưa để điều chỉnh thanh gỗ kịp thời theo ý muốn. Dưới đây là kích thước tiêu chuẩn thường được áp dụng:

    • Chiều cao lưỡi cưa (tính từ mặt máy) cần phải cao hơn chiều dày gỗ khoảng 15cm.
    • Nếu tay cách lưỡi cưa 30cm, cần sử dụng tay nắm phụ để đẩy gỗ.
    • Đưa máy cưa từ từ tới vị trí đường cắt

    Sau khi đã có vị trí cần cưa, hãy đưa máy từ từ theo đường cắt đã được đánh dấu. Thao tác máy cần phải được thực hiện nhịp nhàng, không được đẩy máy quá nhanh sẽ gây nguy hiểm.

    Đưa máy cưa đĩa theo đúng chiều quay

    Để tránh tình trạng kẹt đĩa, mùn gỗ văng vào mắt, khó điều khiển hoặc các tai nạn không đáng có, bạn cần phải đưa máy cưa theo đúng chiều quay của thiết bị. Điều àny sẽ giúp công cụ hoạt động tốt nhất, đem lại hiệu quả cao.

    Lưu ý trước khi bóp cò

    Bằng cách rút lưỡi cưa và giữ nó dọc theo bảng của bạn với bộ phận bảo vệ lưỡi rút lại, bạn có thể xác định được độ sâu của lưỡi cắt. Tiếp đó, hãy nới lỏng núm vặn điều chỉnh độ sâu hoặc cần gạt và xoay trục cưa đến khi lưỡi dao kéo dài khoảng 1/4 đến 1/2 in bên dưới bảng. Cuối cùng, chỉ cần siết chặt lại núm vặn điều chỉnh độ sâu hoặc cần gạt là bạn có thể sẵn sàng cho việc cưa cắt.

    Nên mua máy cưa đĩa nào tốt?

    Bên cạnh việc nắm được cấu tạo máy cưa đĩa và các bước sử dụng đúng kỹ thuật thì bạn cũng cần phải phải chọn một chiếc máy cưa đĩa cầm tay có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì mới đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.

    Nên mua máy cưa đĩa nào tốt
    Nên mua máy cưa đĩa nào tốt

    Nếu chưa biết nên mua máy cưa đĩa nào tốt thì hãy tham khảo ngay một số sản phẩm đang được bán chạy dưới đây:

    Tên sản phẩm Giá tham khảo
    Máy cưa đĩa Stanley SC16 1.600.000vnđ
    Máy cưa đĩa Bosch GKS 190 2.380.000vnđ
    Máy cưa đĩa Bosch GKS 235 Turbo 3.570.000vnđ
    Máy cưa đĩa dùng pin Bosch GKS 18V-57 (SOLO) 4.170.000vnđ
    Máy cưa đĩa Makita SP6000 (1.300W - 165mm) 8.477.000vnđ

    Hy vọng rằng với những chia sẻ về cấu tạo máy cưa đĩa, nguyên lý làm việc và cách sử dụng mà chúng tôi đã đề cập ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn về thiết bị này cũng như nắm được kỹ thuật dùng chính xác nhất để đảm bảo hiệu suất công việc của mình. Nếu có nhu cầu mua máy cưa đĩa cầm tay dùng điện hoặc dùng pin chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 hoặc mua hàng tại website: maykhoanbosch.net để được hưởng nhiều ưu đãi lớn nhé!

    694 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn