Máy đo khoảng cách là gì? Cấu tạo và nguyên lý đo khoảng cách bằng laser
Đối với các chuyên gia, thợ lành nghề hoạt động trong ngành trắc địa, xây dựng thì máy đo khoảng cách chắc chắn là một công cụ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, với những người thợ mới vào nghề thì công cụ này còn khá mới lạ. Để tìm hiểu rõ hơn về máy đo khoảng cách, cấu tạo và nguyên lý đo khoảng cách bằng laser, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Maykhoanbosch.net.
Máy đo khoảng cách là gì?
Hiện nay, người ta thường sử dụng máy đo khoảng cách sử dụng tia laser cho các hoạt động đo đạc trong xây dựng, trắc địa, thi công lắp đặt, đo vẽ bản đồ,...
Máy đo khoảng cách laser được hiểu là thước đo điện tử sử dụng công nghệ đo khoảng cách bằng sự phản hồi tia laser khi chiếu đến một vật cản. Hiểu một cách đơn giản thì máy đo khoảng cách cho phép bạn đo khoảng cách từ điểm A đến điểm B bằng tia laser.
Công cụ này sẽ giúp người dùng thực hiện các phép đo chiều dài, diện tích, thể tích và cả các góc hiệu quả, chính xác với sai số cực thấp.
Máy đo khoảng cách có 2 loại là:
-
Máy đo khoảng cách kiểu ống nhòm
-
Máy đo khoảng cách cầm tay (loại không có camera hỗ trợ đo trong nhà và loại có camera (hỗ trợ đo ngoài trời)
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách laser
Máy đo khoảng cách và cấu tạo
Cấu tạo máy đo khoảng cách thường bao gồm các bộ phận chính như sau:
-
Bộ phận ngắm
-
Bộ phận phát xung tia laser
-
Bộ phận màn hình và bàn phím
-
Chân máy
Tùy thuộc vào loại máy đo khoảng cách mà bạn sử dụng mà cấu tạo của nó có thể khác đi đôi chút nhưng đa phần đều sẽ tập trung theo chùm tia laser. Thiết bị sử dụng năng lượng từ pin để hoạt động và trang bị chân máy để cố định máy.
Nguyên lý hoạt động máy đo khoảng cách
Nguyên lý đo khoảng cách bằng laser nói chung là việc sử dụng sự phản xạ của tia laser để đo khoảng cách. Đây cũng là nguyên lý hoạt động của máy đo khoảng cách.
Cụ thể, khi bạn sử dụng máy đo khoảng cách laser để kiểm tra độ dài/khoảng cách, thiết bị sẽ chiếu tia laser từ điểm này đến điểm khác, khi tia laser gặp vật cản sẽ đem đến sự phản hồi. Thông qua vận tốc lan truyền và thời gian đi, về của tia laser mà máy sẽ tính toán được khoảng cách từ điểm đặt máy đến vật thể cần đo.
Một số tính năng chính của máy đo khoảng cách
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý của thước đo khoảng cách, để sử dụng thiết bị hiệu quả hơn thì bạn cũng cần hiểu rõ một số tính năng chính của loại máy này. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của máy đo khoảng cách laser mà bạn cần ghi nhớ:
-
Đo lường các giá trị liên quan đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao, thể tích,...
-
Cho phép quy đổi giữa các đơn vị đo chiều dài như mét, inch và feet,...
-
Tính toán diện tích, khối lượng, chu vi,... hoàn toàn tự động từ các thông số thu được
-
Lưu trữ các số liệu đã đo được và xem lại hoặc xóa đi khi không còn cần thiết
Giá máy đo khoảng cách là bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo khoảng cách đến từ các thương hiệu khác nhau với các chức năng làm việc, kiểu dáng, mẫu mã,... giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Cũng chính bởi vậy mà giá thành của sản phẩm này cũng có nhiều mức phân khúc khác nhau, thường dao động trong khoảng từ hơn 1 triệu đồng cho tới gần 17 triệu đồng tùy theo thương hiệu và tính năng làm việc của máy.
Ví dụ:
-
Máy đo khoảng cách Bosch có giá dao động từ hơn 1 triệu - 8 triệu đồng
-
Máy đo khoảng cách Leica giá dao động trong khoảng từ 3,4 - 16,8 triệu đồng.
-
Máy đo khoảng cách Total có giá vào khoảng dưới 1 triệu - 4,8 triệu đồng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn loại máy phù hợp nhất cho công việc của mình và nên lưu ý mua tại các đại lý uy tín để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Bạn cũng có thể tham khảo ngay maykhoanbosch.net - đại lý cấp 1 được ủy quyền bởi Bosch.
Trên đây là những thông tin liên quan đến máy đo khoảng cách, cấu tạo và nguyên lý đo khoảng cách bằng laser dành cho những ai chưa rõ. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn trong quá trình làm việc với thiết bị này.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn