Phương pháp định vị tim cọc chính xác trong thi công xây dựng
Định vị tim móng là nhiệm vụ quan trọng trong thi công, xây dựng công trình. Để hiểu rõ hơn về công việc này cũng như biết phương pháp định vị tim cọc chuẩn, hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây của Maykhoanbosch.net.
Tại sao cần phải định vị tim cọc?
Trước khi triển khai một dự án xây dựng, các nhà thầu sẽ cử chuyên gia đến công trình để kiểm tra hệ thống tim trục, tim cột được định vị, cao độ chuẩn,... Dựa vào các tim cột, cao độ chuẩn đã được xác định, nhà thầu sẽ kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ thiết kế.
Nếu không phát hiện có điểm nào bất hợp lý thì sẽ bắt tay vào triển khai công tác định vị tim cột chuẩn, đồng thời, xây dựng hệ thống mốc dẫn phục vụ thi công trên toàn công trường và có biện pháp bảo vệ tim mốc và cao độ chuẩn trong suốt quá trình thi công.
Công tác định vị công trình, định vị tim cột sẽ giúp thợ xây dựng xác định vị trí cụ thể của công trình cần xây dựng. Trong đó, các số liệu đo đạc được sẽ được lưu lại trong bản vẽ hoàn công công trình.
Nếu công tác định vị tim cột không được chú trọng thì có thể sẽ dẫn đến sự cố, tai nạn đáng tiếc như: xây dựng lấn sang phần đất của công trình khác, vị trí các hạng mục không đúng làm ảnh hưởng đến công tác đấu nối kỹ thuật,... Do đó, không thể bỏ qua bước này khi tiến hành thi công công trình.
Xem thêm: Trắc địa công trình là gì? Các loại máy đo trắc địa
Các phương pháp định vị tim cột thường dùng
Khoảng hơn 20 năm trước, định vị tim cọc thường được thực hiện thủ công bằng việc thả quả dọi (cách làm này thường dùng cho những công trình yêu cầu độ chính xác tương đối). Tuy nhiên, những năm gần đây, các phương pháp định vi tim cột ngày càng đa dạng hơn. Trong đó một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
-
Dùng máy thủy bình tự động để xác định tim cọc
-
Định vị tim móng bằng máy bắn cốt laser
-
Sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo khoảng cách, xác định tim cọc
-
Xác định tim cọc khi ép cọc móng bằng máy phát điểm
-
Phương pháp định vị công dùng thước và mắt thường để định vị tim cọc móng
Đây đều là những phương pháp định vị tim móng được nhiều công trình lớn hoặc công trình nhà nước sử dụng. Đặc biệt, sử dụng máy cân bằng để đo tim cột là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Công cụ này thường được sử dụng để hỗ trợ định vị hệ trục thi công, lắp coppha sàn, dầm, cột và một số ứng dụng như xây kệ, cầu thang,...
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của công tác định vị tim cột và quy mô của công trình mà người dùng có thể chọn loại máy cân bằng laser phù hợp:
- Laser điểm: phát ra tia laser cân bằng tạo thành góc vuông hoặc dọi tâm (phù hợp với các ứng dụng lắp đặt nội thất trong nhà, xác định góc vuông tường/gạch,...)
- Laser nhiều điểm (mulyiline laser): phát ra nhiều tia laser (5, 8 hoặc 12) ngang và đứng. Đây là dòng máy phổ biến nhất, thích hợp cho cả hoạt động trong nhà và ngoài trời, các công trình có quy mô lớn.
- Laser xoay (laser rotary): máy có khả năng xoay tạo ra các điểm luân phiên hình thành 1 đường 360 độ. Máy cân bằng loại này phù hợp với những công trình có quy mô lớn, các hoạt động thi công ngoài trời như lắp đặt đường ống, phân làn giao thông,...
Cách định vị tim móng chính xác
Đối với nhà dân, nhà phố, các công trình nhỏ, có yêu cầu độ chính xác tương đối thì thường áp dụng phương pháp thủ công là dùng thước, dây dọi, eke,...
Khi đã có được vị trí tim mốc đất thì việc định vị tim sẽ khá đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng thước và dây dọi để xác định vị trí theo bản vẽ. Sau đó dùng sơn xịt hoặc cây cắm mốc định vị để đánh dấu lại giúp nhận biết dễ dàng hơn và tránh nhầm lẫn hay xê dịch vị trí. Vị trí tim cọc sẽ được tính toán dựa trên bản vẽ của đơn vị thiết kế hoặc bên thầu thi công công trình.
Ngoài ra, đối với các công trình có quy mô lớn, yêu cầu về độ chính xác cao thì việc sử dụng máy thủy bình hay máy cân bằng laser để xác định tim cọc thường được ưu tiên hơn.
Dưới đây là một số dòng máy thủy bình và máy cân mực tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo để phục vụ cho công việc của mình:
-
Máy thủy bình Bosch GOL 32D - giá tham khảo: 5.500.000đ
-
Máy thủy bình tự động Leica NA332 - giá tham khảo: 5.100.000đ
-
Máy thủy bình Pentax AP 224 - giá tham khảo: 5.000.000đ
-
Máy cân bằng Laser Bosch GCL 2-50 CG (tia xanh) - giá tham khảo: 5.700.000đ
-
Máy cân bằng Laser xoay Bosch GRL 300 HVG - giá tham khảo: 17.500.000đ
Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp định vị tim cọc và cách định vị tim móng khi thi công chính xác nhất mà bạn cần biết. Hy vọng thông qua những thông tin ở trên, các bạn sẽ hoàn thành công việc tốt nhất
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn