0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Quy trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

Maykhoanbosch.net 3 năm trước 938 lượt xem

    Bạn muốn biết quy trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp bao gồm những bước nào, các bước thi công ra sao để đảm bảo đúng kỹ thuật thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Maykhoanbosch.net.

    5 bước thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

    Thi công hệ thống điện nhẹ, hệ thống điện công nghiệp là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của tòa nhà, nhà máy, phân xưởng sau này. Để đảm bảo an toàn điện thì khi tiến hành, bạn cần phải tuân thủ các bước dưới đây:

    Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết

    Để tiết kiệm thời gian thi công thì việc đầu tiên bạn cần làm là chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết trước. Do hệ thống điện công nghiệp sẽ có phần khác với điện dân dụng nên sẽ có một số trang thiết bị riêng mà khi lắp điện dân dụng không có như:

    Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết
    Chuẩn bị sẵn trang thiết bị cần thiết
    • Máy biến áp: Điện công nghiệp có mức điện áp khá cao (380V) nên cần phải sử dụng máy biến áp để đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định, truyền tải điện an toàn đến các thiết bị máy móc khi lắp đặt.

    • Tủ điện nhà xưởng công nghiệp: Là các loại tủ lớn chuyên dụng dùng làm tủ điện phân phối, tủ điện điều khiển cho hệ thống máy móc, hệ thống điện

    • Dây dẫn điện: Các loại dây tải điện 1 pha, 3 pha sử dụng để dẫn điện từ ngoài vào cũng như bên trong nhà xưởng.

    • Thiết bị bảo vệ hệ thống: Bao gồm các cầu dao, aptomat, rơ le,... có chức năng bảo vệ hệ thống điện khi quá tải hoặc khi dòng điện không ổn định, đảm bảo an toàn cho người dùng.

    • Các thiết bị báo tín hiệu: Đèn báo, chuông kêu,... nhằm cảnh báo về tình trạng hoạt động hoặc cảnh báo khi hệ thống gặp sự cố.

    Ngoài những thiết bị trên, các bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ thi công khác như: máy khoan bê tông, máy bắt vít, máy dò kim loại, thiết bị đo và kiểm tra điện,...

    Khảo sát công trình, tiếp nhận thông tin khách hàng

    Sau bước chuẩn bị trang thiết bị cho thi công, tiếp theo bạn cần phải đến trực tiếp công trình và vị trí sẽ thực hiện để khảo sát, đo đạc, tính toán để đưa ra bản thiết kế đi dây phù hợp.

    Khảo sát, tiếp nhận thông tin khách hàng
    Khảo sát, tiếp nhận thông tin khách hàng

    Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm các yêu cầu, mong muốn của khách hàng, đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp để cho thể đưa ra phương án thi công chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất.

    Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp

    Để có một bản vẽ thi công hoàn hảo, đúng chuẩn thì cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

    • Tuân thủ nghiêm các quy chuẩn về ngôn ngữ, ký hiệu sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật điện

    • Đảm bảo mức độ an toàn điện trong cả lúc thi công lẫn khi vận hành

    • Cam kết về khả năng đáp ứng công suất, hiệu quả theo yêu cầu mà doanh nghiệp đưa ra

    • Tính toán về chi phí thi công đảm bảo tiết kiệm và tối ưu nhất

    Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp
    Thiết kế bản vẽ hệ thống điện công nghiệp

    Nếu muốn đáp ứng toàn bộ các tiêu chí ở trên thì đơn vị thi công cần phải dựa vào các thông số đo đạc, tính toán đã khảo sát và yêu cầu của khách hàng, và tính chất ngành hàng để thiết kế ra được một bản lắp đặt hệ thống điện chính xác, hoàn chỉnh nhất. Đặc biệt, sau khi bản thiết kế hoàn thành, cần gửi lại cho doanh nghiệp để xác nhận và xét duyệt trước khi tiến hành thi công.

    Xem thêm: Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng bao gồm những gì?

    Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

    Khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, đơn vị thi công cần phải đảm bảo được các yếu tố dưới đây:

    • Thi công lắp đặt theo đúng bản thiết kế đã được phê chuẩn

    • Đảm bảo về mức độ an toàn của hệ thống điện trong quá trình vận hành

    • Đảm bảo các thiết bị trong hệ thống đều hoạt động hiệu quả, an toàn

    Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
    Lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

    Ngoài ra, việc thi công điện công nghiệp đòi hỏi tính an toàn rất cao nên yêu cầu người thực hiện cần phải có chuyên môn, kỹ thuật tốt, có kinh nghiệm để tránh xảy ra sai sót hay tai nạn trong quá trình làm việc.

    Nghiệm thu và kiểm tra

    Sau khi hoàn thành thi công, cần phải chạy thử nghiệm trên hệ thống thật để kiểm tra mức độ an toàn và khả năng cung cấp điện cho thiết bị có đảm bảo yêu cầu đặt ra hay không, sau đó mới tiến hành nghiệm thu và chuyển giao cho doanh nghiệp.

    Khi đã chạy thử hệ thống ổn định, an toàn, đơn vị thi công sẽ tiến hành chuyển giao hệ thống điện và bắt đầu vào giai đoạn bảo hành, bảo trì sau lắp đặt hệ thống điện công nghiệp.

    Tiêu chí khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp

    Để nghiệm thu thì hệ thống điện công nghiệp sau khi lắp đặt khi kiểm tra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    Tiêu chí khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
    Tiêu chí khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
    • An toàn khi vận hành: Các thiết bị bàn giao cần phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn điện, tránh làm mất an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng

    • Hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả: Tiêu chí này được đánh giá bằng công suất làm việc của hệ thống. Nó cần phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp

    • Tiết kiệm chi phí vận hành: Cần tính toán đúng quy mô, công suất cần sử dụng bố trí và sử dụng đúng thiết bị, tránh gây lãng phí điện

    • Đáp ứng tiêu chuẩn của nhà nước: Hệ thống điện công nghiệp sử dụng cần đảm bảo về các tiêu chuẩn như TCVN 7447-5-51: 2010, TCBN 394:2007…

    Trên đây là các bước lắp đặt hệ thống điện công nghiệp và các tiêu chí đi kèm mà bạn cần phải nhớ rõ để đảm bảo an toàn khi thi công và đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.

    938 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn