0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

So sánh máy mài góc và máy mài khuôn

Maykhoanbosch.net 2 năm trước 460 lượt xem

    Máy mài cầm tay được chia làm hai loại chính là máy mài góc và máy mài khuôn. Để biết hai dòng máy này khác nhau như thế nào, đặc điểm và ứng dụng của từng loại thì hãy cùng đến với bài viết dưới đây của chúng tôi.

    Đặc điểm của máy mài góc và máy mài khuôn

    Máy mài góc cầm tay

    Máy mài góc có chức năng chính là dùng để mài nhẵn các bề mặt vật liệu như: sắt, thép, inox, đá, gỗ, FRP (nhựa composite),... Ngoài ra, thiết bị này còn có thể dùng để cắt, chà nhám, đánh bóng,... vật liệu khi sử dụng với các phụ kiện đi kèm khác nhau.

    Máy mài góc
    Máy mài góc

    Máy mài góc cầm tay thường có chiều dài khoảng 50mm - 60mm đổ lại. Thiết kế máy bao gồm một đầu quay được đặt ở một đầu của dụng cụ, Khi động cơ trong thân máy truyền động sẽ làm đĩa mài tròn ở phần đầu quay và thực hiện mài cắt theo yêu cầu của người dùng.

    Đĩa mài sử dụng cho máy mài góc có nhiều kích thước khác nhau, phổ biến nhất là loại đá mài 100 mm (4 inch); 125 mm (5 inch); 150 mm (6 inch); 180 mm (7 inch) và 230 mm (9 inch). Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc chọn máy mài có đường kính đĩa phù hợp.

    Mài góc có hai loại là dùng điện và dùng pin. Máy dùng pin thường sử dụng điện áp 18V còn máy mài điện thì dòng có công suất từ 800W trở lên là được dùng phổ biến nhất để mài cắt vật liệu, đảm bảo an toàn, chính xác và giữ được độ bền cho máy.

    Tham khảo một số dòng máy mài góc chất lượng tốt, giá rẻ dưới đây:

    Máy mài khuôn

    Máy mài khuôn (hay còn gọi là máy mài thẳng) là dòng máy chuyên dụng để mài những chi tiết, khuôn lỗ nhỏ, tại những vị trí mà máy mài góc không thể chạm đến được. Thiết bị thường được sử dụng để gia công hình dạng khuôn dùng trong các ngành sản xuất.

    Máy mài khuôn
    Máy mài khuôn

    Dòng máy mài thẳng này thường có thiết kế khá nhỏ gọn, kiểu dáng trụ đứng dài khoảng 5 đến 10 inch nên dễ cầm nắm, trọng lượng của thiết bị chỉ khoảng 10 hoặc 11 lbs giúp người dùng làm việc dễ dàng chỉ bằng một tay. 

    Khuôn mài dành cho máy mài thẳng có rất nhiều hình dạng như: dạng trụ tròn, trụ chữ nhật hoặc trụ tam giác,... phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.

    Một số dòng máy mài khuôn giá tốt bạn có thể tham khảo:

    Ứng dụng của máy mài khuôn và máy mài góc

    Cả máy mài góc và máy mài khuôn đều có chức năng chính là mài, làm nhẵn vật liệu. Một số chức năng khác có thể kể đến như cắt, chà nhám, đánh bóng.

    Ứng dụng của máy mài khuôn và máy mài góc
    Ứng dụng của máy mài khuôn và máy mài góc

    Điểm khác nhau của hai sản phẩm này là ở khả năng mài trên bề mặt của vật liệu. Máy mài góc được dùng để mài trên bề mặt có diện tích lớn còn mài khuôn lại được dùng để mài những bề mặt diện tích nhỏ, mài góc phù hợp với mài tổng thể còn mài khuôn thích hợp để mài chi tiết.

    Cả hai dòng máy này đều được ứng dụng phổ biến trong các ngành mộc, cơ khí, chế tạo, sản xuất,... giúp gia công bề mặt gỗ mịn đẹp hơn, điêu khắc thủ công dễ dàng, đồng thời hỗ trợ cho các giai đoạn gia công kim loại khác nhau như: cắt, mài nhẵn, đánh bavia, đánh gỉ, tạo độ bóng kim loại,... 

    Công dụng của máy mài góc

    Máy mài góc có nhiều loại khác nhau phù hợp với hàng loạt các ứng dụng như:

    • Mài: làm nhẵn vật liệu, loại bỏ gỉ sét hoặc lớp sơn khỏi bề mặt, mài vữa hoặc vữa trát tường gạch,...

    • Mài sắc: làm bén lại các dụng cụ khác như  cuốc, xẻng, cào, lưỡi rìu, dao, kéo, mũi khoan,... bị cùn

    • Cắt: dùng để cắt thô các thanh kim loại, gạch, tường,...

    • Đánh bóng: sử dụng để loại bỏ những lớp gỉ sét hoặc sơn bong tróc trên kim loại, gỗ để cho bề mặt bóng đẹp hơn

    • Chà nhám: giúp chà nhám gỗ dễ dàng, nhanh chóng hơn

    Ứng dụng của máy mài khuôn

    Máy mài thẳng được sử dụng nhiều trong các hoạt động mài, đánh bóng chi tiết phẳng, bề mặt trong và ngoài ống, các góc nhỏ hẹp,...

    • Mài: các chi tiết, bề mặt cong, góc nhỏ hẹp khó tiếp cận

    • Cắt: có thể dùng để cắt các vật liệu như gỗ, kim loại, nhựa cho độ chính xác cao

    • Chà nhám: sử dụng để chà nhám tại những điểm khó thực hiện trên các tác phẩm gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ

    • Gia công: dùng cho mục đích gia công khuôn trên kim loại, chạm khắc trên gỗ tại nhiều góc độ khác nhau

    So sánh sức mạnh, tốc độ và độ chính xác trong công việc của hai dòng máy

    Một chiếc máy mài khuôn thường có công suất vào khoảng 1/4 - 1/2 mã lực. Trong khi đó, công suất của máy mài góc có thể lên tới 1,8 mã lực, thậm chí một số dòng công suất lớn có thể lên tới 2,5 mã lực.

    Máy mài góc có công suất làm việc cao hơn máy mài thẳng
    Máy mài góc có công suất làm việc cao hơn máy mài thẳng

    Chính bởi điều này nên máy mài khuôn sẽ thích hợp để mài các bề mặt vật liệu mỏng và nhỏ hơn, còn máy mài góc cầm tay thì thường được dùng để xử lý các vật liệu dày cứng, bề mặt lớn để tiết kiệm thời gian và công sức.

    Mặc dù có công suất lớn hơn nhưng về tốc độ làm việc thì máy mài góc lại không bằng máy mài thẳng. Máy mài góc có thể quay được từ 11.000 hoặc 12.000 vòng / phút còn máy mài thẳng thường có tốc độ từ 20.000 đến 30.000 vòng / phút. Ngoài ra, tốc độ của hai máy sẽ còn phụ thuộc vào các phụ kiện đi kèm theo chúng. Sự khác biệt này cho phép máy mài khuôn có thể làm việc tốt với các phụ kiện nhỏ hơn và cho độ chính xác cao hơn.

    Xem thêm: 5 thông số máy mài cầm tay bạn cần biết

    So sánh giá máy mài góc và máy mài thẳng

    Cho dù là máy mài góc hay máy mài thẳng thì giá thành của nó đều phụ thuộc vào các yếu tố như thương hiệu, chất lượng, hiệu suất làm việc, tính năng đi kèm,...

    Máy mài khuôn có giá cao hơn máy mài góc
    Máy mài khuôn có giá cao hơn máy mài góc

    Tổng quan thì máy mài góc có nhiều mẫu mã đa dạng hơn máy mài khuôn nên có nhiều phân khúc giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn, giá bán cũng thường rẻ hơn máy mài khuôn.

    Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn (khoảng 500 nghìn) là bạn hoàn toàn có thể mua được một chiếc máy mài góc cầm tay phục vụ cho các yêu cầu mài cắt cơ bản. Trong khi đó, máy mài thẳng giá rẻ nhất cũng phải vào khoảng hơn 700 nghìn trở lên.

    Hiện nay các sản phẩm máy mài Bosch và Makita là đang được ưa chuộng nhất. Bạn cũng nên tham khảo sản phẩm của hai thương hiệu này để được đảm bảo về chất lượng, giá và chính sách bảo hành.

    Hy vọng sau bài so sánh máy mài góc và máy mài khuôn này, các bạn đã hiểu rõ hơn về hai dòng máy khoan cầm tay, sự khác biệt giữa chúng để có thể chọn lựa cho mình sản phẩm phù hợp nhất với công việc và nhu cầu sử dụng.

    460 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn