0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

5 thông số máy mài cầm tay bạn cần biết

Maykhoanbosch.net 13/05/2024 1639 lượt xem

    Để chọn được chiếc máy mài phù hợp nhất với công việc, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu khi thi công thì bạn cần phải biết 5 thông số máy mài cầm tay dưới đây. Đây là 5 thông số quan trọng nhất, là thước đo chất lượng, hiệu suất làm việc của một chiếc máy mài. Chính vì vậy, khi mua máy mài cầm tay, bạn cần phải nắm được những thông tin này.

    Loại máy mài

    Máy mài trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, được phân chia theo mục đích sử dụng của người dùng. Mỗi loại sẽ có một công năng riêng, phù hợp với một số công việc cụ thể. Tùy theo yêu cầu công việc và tính khả dụng của thiết bị mài mà bạn cần lựa chọn ra loại máy phù hợp.

    Xác định loại máy mài cần mua là yếu tố quan trọng đầu tiên
    Xác định loại máy mài cần mua là yếu tố quan trọng đầu tiên

    Ví dụ, máy mài góc cầm tay sẽ phù hợp với các yêu cầu cắt, mài nhẵn, chà nhám,... dùng trong cơ khí chế tạo, xây dựng, sửa chữa nhà cửa,... Trong khi đó, máy mài thẳng thường được dùng để làm nhẵn những chi tiết nhỏ trong khuôn lỗ, góc cạnh, các chi tiết lỗ hình trụ sâu,...

    Từ đây có thể thấy rằng việc lựa chọn loại máy mài chắc chắn sẽ là yếu tố đầu tiên bạn cần phải để ý trước khi quan tâm đến các thông số máy mài cầm tay khác.

    Đường kính đĩa máy mài sử dụng

    Máy mài sử dụng đường kính đĩa có kích thước bao nhiêu là yếu tố thứ hai mà bạn cần quan tâm, đặc biệt là khi mua máy mài góc. Dưới đây là 5 kích thước đĩa mài được sản xuất phổ biến hiện nay:

    • Đường kính đá mài 115 mm - 4 inches

    • Đường kính đá mài 125 mm - 5 inches

    • Đường kính đá mài 150 mm - 6 inches

    • Đường kính đá mài 180 mm - 7 inches

    • Đường kính đá mài 230 mm - 9 inches

    Có nhiều loại đĩa mài đường kính khác nhau
    Có nhiều loại đĩa mài đường kính khác nhau

    Để biết mình cần mua máy mài sử dụng đường kính đĩa bao nhiêu thì bạn cần phải xác định độ sâu, kích thước và chất liệu của vật mà bạn cần tiến hành gia công. Kích thước đĩa mài khác nhau sẽ phù hợp với các công việc khác nhau như:

    • Đĩa mài 180mm (7 inches) sẽ phù hợp với những công việc mài dao, đánh gỉ sét hoặc cắt cốt thép

    • Đĩa mài 230mm (9 inches) thích hợp để đánh mài bề mặt có diện tích lớn, cắt ống thép có đường kính lớn, thép dầm chữ L,...

    Ngoài ra, máy mài sử dụng đĩa mài/cắt có kích thước càng lớn thì công suất càng cao và khả năng mài cắt càng vượt trội hơn. 

    Kích thước lý tưởng nhất của đá mài là 115mm. Tuy nhiên thực tế vẫn có những đĩa mài có đường kính nhỏ hơn (tiêu biểu như đĩa mài 100mm) dành cho nhu cầu sử dụng trong gia đình hoặc xây dựng, sửa chữa dân dụng. Còn với các công việc trong ngành cơ khí dân dụng thì đường kính đá mài 125 - 150mm là thông dụng nhất.

    Dưới đây là một số máy mài cầm tay tiêu biểu với đường kính đĩa mài khác nhau hiện đang được bán chạy trên thị trường mà bạn có thể tham khảo thêm:

    Công suất máy mài cầm tay

    Công suất cũng là thông số máy mài cầm tay quan trọng mà bạn cần phải biết khi mua. Công suất máy mài sẽ phản ánh rõ nhất về khả năng làm việc của thiết bị trong thực tế. Thông số công suất càng lớn thì máy làm việc càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

    Công suất máy mài càng lớn làm việc càng mạnh mẽ
    Công suất máy mài càng lớn làm việc càng mạnh mẽ

    Tuy nhiên, việc lựa chọn máy mài công suất bao nhiêu là phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mục đích sử dụng trong công việc của bạn:

    • Máy mài công suất 800W - 900W sẽ phù hợp với các nhu cầu sử dụng trong gia đình

    • Máy mài cầm tay công suất từ 1.000W - 1.200W thích hợp cho các công việc gia công, chế tạo

    • Công suất máy mài từ 1.400W đến trên 2.500W thì sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các ngành sản xuất, công nghiệp nặng

    Công suất máy mài lớn thường đi kèm với đường kính đĩa mài rộng (trên 150mm). Từ đây ta có thể thấy được mối liên kết giữa các thông số kỹ thuật trong máy mài, từ đó có những tip lựa chọn phù hợp nhất.

    Tốc độ không tải của máy mài

    Tốc độ không tải và tốc độ hoạt động của máy mài là hai khái niệm khác nhau nhưng lại thường bị nhầm với nhau. Tốc độ không tải của máy mài là tốc độ tối đa mà đĩa mài quay khi không làm việc và được tính bằng số vòng quay trong một phút (vòng/phút).

    Tốc độ không tải là thông số máy mài không nên bỏ qua
    Tốc độ không tải là thông số máy mài không nên bỏ qua

    Các dòng máy mài cầm tay loại nhỏ dành cho gia đình và nhu cầu dân dụng thường có tốc độ không tải vào khoảng 10.000 vòng/phút. Còn những máy mài cỡ lớn sử dụng trong công nghiệp thì tốc độ không tải là khoảng 6.000 đến 6.500 vòng/phút.

    Tốc độ không tải thường được ghi ngay ở phần thông số kỹ thuật in trên thân máy mài. Bạn có thể chọn máy có mức không tải phù hợp dựa trên mục đích sử dụng và loại vật liệu cần thi công.

    Xem thêm: Máy mài góc cỡ lớn và cỡ nhỏ nên mua loại nào tốt hơn?

    Nguồn cấp điện cho máy

    Hầu hết máy mài được phân phối tại thị trường Việt Nam đều sử dụng nguồn điện 220V (nguồn điện chung, nguồn điện nội địa). Một số ít khác sử dụng nguồn 110V qua một bước biến áp hoặc từ nguồn không dây thông qua một pin sạc truyền (thường là pin 18V).

    Nguồn cấp điện cho máy mài thường là 220V
    Nguồn cấp điện cho máy mài thường là 220V

    Tuy nhiên, dù là nguồn điện chính hay biến áp thì thường sẽ cung cấp cho máy mài công suất dao động từ 500W đến 2000W mới có thể phục vụ công việc được.

    Trên đây là những thông số máy mài cầm tay mà bạn nên biết khi có nhu cầu mua thiết bị này để có thể chọn được sản phẩm tốt nhất, phù hợp với công việc. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chọn mua máy mài. Chúc bạn may mắn!

    1639 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn