Tìm hiểu về cấu tạo máy khoan bê tông
Hiểu rõ về cấu tạo máy khoan bê tông sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị này an toàn và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Maykhoanbosch.net sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết cấu tạo của một chiếc máy khoan bê tông.
Cấu tạo máy khoan bê tông
Cấu tạo bên ngoài của máy khoan búa
Quan sát thiết kế bên ngoài của máy khoan bê tông cầm tay, chúng ta sẽ thấy các bộ phận sau:
-
Đầu kẹp mũi khoan: nằm ở phần đầu máy khoan bê tông. Thường là đầu cặp SDS hoặc SDS Plus
-
Công tắc chọn chế độ khoan: máy khoan búa thường có hai chức năng chính là khoan thường và khoan búa. Một số dòng máy khoan búa 3 chức năng thì được trang bị thêm chế độ đục. Công tắc này sẽ giúp người dùng chọn chế độ làm việc phù hợp với nhu cầu.
-
Vỏ máy khoan: thường được làm từ nhựa tổng hợp cao cấp, một số chi tiết được bọc cao su để gia tăng ma sát và tránh các va đập làm ảnh hưởng đến động cơ bên trong và cấu tạo của máy.
-
Công tắc đảo chiều: giúp người dùng chọn chiều khoan theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược kim đồng hồ.
-
Nút duy trì thao tác khoan: sử dụng bằng cách nhấn giữ đồng thời nút duy trì và cò máy để máy chạy tự động ở mức công suất tốt đa. Điều này sẽ giúp người dùng có thể hoạt động rảnh tay hơn.
-
Tay nắm phụ: đây là một phụ kiện máy khoan bê tông thường được trang bị đi kèm theo bộ sản phẩm, hỗ trợ người dùng cầm máy chắc chắn, đúng tư thế kỹ thuật. Tay cầm phụ có thể dễ dàng tháo lắp ra khỏi máy nên rất tiện lợi.
-
Thước đo độ sâu: đây tiếp tục là một phụ tùng máy khoan bê tông thường được lắp trực tiếp lên tay cầm phụ, có nhiệm vụ chính là đo chiều sâu của lỗ khoan.
Cấu tạo phần trong của máy khoan bê tông cầm tay
So với cấu tạo bên ngoài thì cấu tạo trong của máy khoan bê tông có phần phức tạp hơn và chỉ những thợ sửa chữa, thợ cơ khí lành nghề mới nắm rõ được các bộ phận này. Để hiểu rõ hơn, về các thành phần bên trong máy khoan búa, các bạn có thể theo dõi hình ảnh dưới đây:
Chi tiết cấu tạo bên trong máy khoan bê tông:
-
Thân máy bao gồm vỏ máy chứa tay cầm
-
Bộ chổi than gồm chổi than và giá đỡ chổi than
-
Rôto động cơ khoan, phần chuyển động, động cơ 1 chiều
-
Stato động cơ, phần động cơ đứng yên
-
Quạt gió làm mát động cơ
-
Phần truyền chuyển động trung gian
-
Phần truyền động trục khoan
-
Bộ bánh răng trục khoan
-
Vòng bi trục
-
Đầu kẹp mũi khoan
Xem thêm: Cách sử dụng máy khoan bê tông an toàn, đúng kỹ thuật
Nguyên lý hoạt động máy khoan bê tông
Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông dùng pin hay máy khoan bê tông dùng điện là giống nhau. Chúng hoạt động dựa trên cơ chế nguồn điện được cấp tới chổi than làm quay động cơ, sau đó, động cơ sẽ truyền chuyển động và mô men xoắn đến trục trung gian.Khi đó, trục trung gian tạo ra lực xung của búa và tạo ra lực xoắn (lực quay) truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng.
Lúc này, máy khoan sẽ vừa quay để khoan vừa tạo ra các lực đập như búa vào trục khoan giúp nó hoạt động mạnh mẽ hơn, nâng cao khả năng phá bỏ vật liệu hơn so với các dòng máy khoan thông thường. Ở chế độ búa, máy khoan động lực cũng hoạt động tương tự như vậy.
Một số máy khoan bê tông bán chạy hiện nay
Bên cạnh việc tìm hiểu về cấu tạo máy khoan bê tông và nguyên lý hoạt động của nó thì chọn một chiếc máy khoan búa có công suất, lực đập phù hợp với công việc cũng vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu làm việc tốt nhất.
Nếu bạn đang chưa biết nên chọn mua sản phẩm nào thì có thể tham khảo một vài sản phẩm khoan búa đang được bán chạy hiện nay dưới đây:
-
Máy khoan búa Bosch GBH 2-24 DRE - giá tham khảo: 3.200.000đ
-
Máy khoan búa Bosch GBH 2-26 DRE - giá tham khảo: 3.700.000đ
-
Máy khoan búa Bosch GBH 2-28 DFV - giá tham khảo: 4.500.000đ
-
Máy khoan bê tông Makita HR2470X5 - giá tham khảo: 3.304.000đ
-
Máy khoan búa Stanley SHR263K - giá tham khảo: 2.390.000đ
Trên đây là chi tiết cấu tạo máy khoan bê tông, nguyên lý hoạt động và một vài dòng máy tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline Hà Nội: 0902 148 147 - TP.HCM: 0979 244 335 để được giải đáp chi tiết hơn.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn