Bước sóng tia laser là gì? Vai trò của bước sóng laser
Bạn muốn biết bước sóng tia laser là gì và vai trò của nó trong cuộc sống? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Maykhoanbosch.net để hiểu rõ hơn và sử dụng hiệu quả.
Bước sóng của tia laser là gì?
Laser - tên đầy đủ là Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation (khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích thích).
Bước sóng (viết tắt bằng tiếng Hy Lạp là lamda (λ)) là khoảng cách ngắn nhất giữa hai dao động cùng pha và cũng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa 2 cấu trúc lặp lại của sóng ở một thời điểm nhất định. Như vậy, bước sóng tia laser hiểu đơn giản là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng của tia laser.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bước sóng của tia laser cũng ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn. Đặc biệt, nó được sử dụng trên nhiều công cụ khác nhau như: máy cân bằng, máy đo khoảng cách laser hay các công nghệ làm đẹp,... Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bước sóng laser sẽ khác nhau.
Xem thêm: Tia laser là gì? Nguyên tắc phát tia laser. Ứng dụng và phân loại tia laser
Sự khác nhau giữa ánh sáng thông thường và ánh sáng laser
Ánh sáng laser có tính định hướng cao, nghĩa là các sóng ánh sáng thành phần cùng truyền theo một đường thẳng và hầu như sẽ không phân tán xa nhau. Còn đối với nguồn ánh sáng thông thường (đèn led, đèn huỳnh quang,...) thì sóng ánh sáng lan truyền theo mọi hướng.
Ngoài ra, các sóng ánh sáng trong chùm tia laser đều có cùng màu sắc (tính đơn sắc) còn ánh sáng thông thường lại là sự pha trộn của nhiều màu sắc kết hợp với nhau, cho kết quả là có màu trắng.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa ánh sáng thông thường và ánh sáng laser, bạn có thể tham khảo hình ảnh dưới đây:
Mắt thường có thể nhìn thấy các loại bước sóng nào?
Trong vùng quang phổ, mắt của người bình thường có thể nhìn thấy ánh sáng có bước sóng từ 380 nm - 700 nm với các màu trải dài từ tím sang đỏ. Bạn có thể tham khảo ánh sáng bước sóng cụ thể dưới đây:
-
380nm - 440nm: ánh sáng tím
-
430nm - 460nm: ánh sáng chàm
-
450nm - 510nm: ánh sáng lam
-
500nm - 575nm: ánh sáng lục
-
570nm - 600nm: ánh sáng vàng
-
590nm - 650nm: ánh sáng cam
-
640nm - 760nm: ánh sáng đỏ
Thông thường, các bước sóng ngắn, nhỏ hơn 380 nm như tia X, tia Gamma hay tia cực tím,... sẽ nằm ở vùng ánh sáng tím. Những bước sóng này có năng lượng rất cao nên mắt thường sẽ không thể nhìn thấy được.
Mặc dù không thể nhìn thấy những ánh sáng có bước sóng này nhưng nếu để mắt tiếp xúc với chúng thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu. Do vậy nên bước sóng laser này thường chỉ được ứng dụng nhiều trong ngành y học.
Đối với những bước sóng dài từ 760 nm trở lên như tia hồng ngoại, radio, Viba,… sẽ nằm trong vùng ánh sáng đỏ. Chúng cho năng lượng thấp hơn và mắt thường cũng không thể nhìn thấy được. Bước sóng này thường được sử dụng nhiều trong các thiết bị điều khiển điện tử như tia hồng ngoại trong các remote điều khiển từ xa.
Bước sóng của tia laze có vai trò gì?
Bước sóng tia laser được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: công nghiệp, y học, xây dựng,... nó mang đến những vai trò quan trọng:
Trong công nghiệp, sản xuất
Mỗi loại ánh sáng sẽ có bước sóng ứng với công suất khác nhau. Người ta sẽ sử dụng chúng linh hoạt theo từng mục đích công việc cụ thể.
Ví dụ, trong ngành sản xuất, chế tạo, tia laser có bước sóng lớn ( từ 10.6 um đến 355 nm) thường được dùng như một loại dao laser chuyên dụng để khắc/ cắt thủy bình có độ cứng cao, đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh làm hư hỏng vật liệu.
Trong y học
Bước sóng còn được sử dụng trong ngành y học hỗ trợ cho việc điều trị và phẫu thuật. Tia laser Argon (Ar) có công suất thấp với bước sóng 488 nm và 514,5 nm thường sẽ được ứng dụng trong phẫu thuật mắt.
Trong ngành xây dựng
Bước sóng khác nhau cung cấp màu sắc khác nhau, ứng dụng linh hoạt trong đời sống. Điển hình như ứng dụng cho các thiết bị, dụng cụ đo đạc trong ngành xây dựng. Các thiết bị như: máy đo khoảng cách laser, máy cân bằng laser,... thường sử dụng bước sóng có màu xanh lục (ở khoảng 490 - 570 nm) hoặc đỏ (630 - 750 nm) giúp các kỹ sư theo dõi, đo đạc thuận tiện, hiệu quả hơn ngay cả ở khoảng cách xa. Một số thương hiệu nổi tiếng sản xuất các dòng máy này có thể kể đến như máy cân bằng laser Bosch, Laisai, Total Meter,... máy đo khoảng cách Bosch, Total Meter, Leica, Stanley ,...
Xem thêm: Tư vấn mua máy bắn laser xây dựng tốt, phù hợp
Trên đây là những kiến thức liên quan đến bước sóng tia laser và ứng dụng của nó. Nếu có bất kỳ thông tin liên quan nào cần tư vấn thêm, các bạn có thể liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được hỗ trợ.
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn