Hướng dẫn lắp đặt đường ống nước trong nhà dễ hiểu nhất
Để nguồn nước được cung cấp đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và dẫn nước thải sinh hoạt ra bên ngoài dễ dàng, không bị tắc thì bạn cần phải có một bản vẽ cấp thoát nước trong nhà tiêu chuẩn và nắm được các bước lắp đặt đường ống nước trong nhà chính xác, chi tiết.
Hệ thống đường ống nước trong nhà bao gồm những gì?
Sơ đồ hệ thống đường ống nước trong nhà thường có những loại ống cơ bản như sau:
-
Hệ thống cung cấp và phân phối nước: Là hệ thống đường ống có tác dụng dẫn nước từ nguồn (nhà máy nước, giếng, ao, hồ,...) đến các thiết bị cần sử dụng nước trong gia đình.
-
Hệ thống nước thải sinh hoạt: Có chức năng mang nguồn nước đã qua sử dụng trong sinh hoạt ra bên ngoài, đến các khu xử lý nước thải (thường là bể chứa, ống cống, hệ thống thoát nước đô thị,...)
-
Hệ thống thông khí: là hệ thống ống trên không trung, cao hơn mái nhà, làm nhiệm vụ thoát khí thải. Chúng thường được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp không khí cho hệ thống này, giúp dòng chảy hoạt động được tốt hơn.
-
Thiết bị, máy móc sử dụng nước: Là các thiết bị có sử dụng nước như: vòi nước, bồn tắm, máy giặt, máy rửa bát,...Tất cả đều được kết nối với đường ống thông khí, đường ống thải, giúp ngăn chặn mùi từ hệ thống nước thải thoát ra.
Xem thêm:
- Quy trình lắp đặt hệ thống điện công nghiệp
- Hệ thống điện là gì? Quy trình lắp đặt mạng điện cho gia đình
Một số quy định về thiết kế đường ống nước trong nhà
Quy định về kích thước ống
Tùy thuộc vào thiết bị sử dụng trong gia đình mà kích thước các đường ống có thể thay đổi linh hoạt khác nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những quy định tiêu chuẩn cụ thể:
Kích thước đường ống cấp nước
-
Đường kính ống cấp nước từ nguồn chính tối thiểu là 20mm
-
Đường kính ống nước nhánh, ống cấp nước đến các thiết bị tối thiểu là 13mm
Kích thước ống thoát nước
-
Đường kính ống thoát nước chính > 102mm
-
Đường kính ống thoát nước ngang của sàn > 78mm
-
Đường kính ống thoát nước cho các thiết bị sử dụng nước trong nhà (máy giặt, bồn tắm, bồn cầu,...) >38mm
-
Đường kính ống nước thoát sàn nhà tắm >38mm
-
Đường kính bệt (bồn vệ sinh) 78mm
Kích thước ống thông khí
-
Ống chính, thẳng lên trời > 78 mm.
-
Ống khác > 38 mm.
Quy định khi lắp đường ống nước trong nhà
Khi đi đường ống nước, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định sau:
-
Khi lắp đặt nối đường ống hệ thống nước thải, không được nối chữ T và X
-
Hạn chế tối đa việc sử dụng các mối nối phức tạp, đặc biệt là khi nối các đường ống nằm ngang
-
Toàn bộ hệ thống từ ống thoát nước mưa cho đến ống thải vệ sinh đều phải được thông cửa hoàn toàn, các bẫy nước phải được thông khí
-
Các hố ga, bể phốt, bể nước thải,... cần phải kín nước và thông khí. Người dùng có thể chọn ống thông khí nhỏ hơn ống thải.
-
Lắp đặt bẫy nước ngăn mùi riêng cho tất cả các thiết bị vệ sinh. Các cửa thăm cần phải đảm bảo có thể tiếp cận dễ dàng khi xảy ra sự cố
-
Các ống nước nằm ngang phải có đường kính nhỏ hơn khoảng 78 mm và độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50.
Cách lắp đặt đường ống nước trong nhà chi tiết
Bước 1: Thiết lập bản vẽ cấp thoát nước trong nhà
Để hiểu rõ về cách bố trí hệ thống cấp thoát nước trong nhà cũng như đảm bảo đường ống nước hoạt động hiệu quả nhất thì bạn cần phải thiết lập bản vẽ cấp thoát nước trong nhà chính xác. Sơ đồ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp thoát nước cũng như hỗ trợ bạn xác định được vị trí cụ thể của các đường ống cấp nước, thoát nước, máy bơm,...
Bước 2: Thiết kế mặt bằng cấp thoát nước
Khi tiến hành thiết kế, bạn hãy suy nghĩ cách bố trí sao cho các hộp gen chứa, các đường ống nước nóng, đường ống nước lạnh, đường ống cấp thoát nước thải phải tiết kiệm được diện tích không gian nhà và hợp lý.
Tiếp đến, hãy đặt những thiết bị như máy bơm, đồng hồ nước hay bể tự hoại,... vào những vị trí dễ nhìn thấy, thuận tiện khi cần sửa chữa.
Bước 3: Triển khai lắp đặt đường ống nước trong nhà
Hãy xác định rõ các chi tiết cần lắp đặt như bể tử hoại, các đường ống cấp thoát nước, đường ống thông khí,... để người đi đường ống nắm được cái nhìn rõ ràng, chính xác nhất khi thi công.
Bước 4: Lắp đặt đường ống nước trong nhà theo quy trình
Bước cuối cùng, bạn dựa vào bản thiết kế có sẵn trước đó và tiến hành thực hiện lắp đặt đường ống nước theo đúng quy trình. Thông thường, quá trình lắp đặt sẽ được triển khai sau khi đã thi công xong phần thô của ngôi nhà bởi điều này sẽ giúp thợ thi công dễ dàng hơn, không cần phải đục khoét tường, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà sau khi hoàn thành.
Lưu ý khi lắp đặt đường ống nước trong nhà
-
Độ dốc lý tưởng của ống cấp thoát nước là khoảng 300mm, chiều dài là 6.5mm (2%). Nếu đặt ống quá dốc.
-
Cần thông khí cho bẫy nước thường xuyên để ngăn chặn khí độc, mùi hôi. Nếu không thông khí đúng cách thì sẽ khiến nước bị hút hết, khiến bẫy bị khô không còn tác dụng khi dùng.
-
Bố trí cửa thăm hợp lý giúp làm sạch và thông thoáng ống cống. Đặc biệt, nên bố trí cửa thăm ở nhiều nơi để tránh gây tắc nghẽn đường nước
-
Duy trì khoảng trống giữa các vòi nước và lỗ xả sàn để nước thải không bị hút ngược lại với nguồn nước cung cấp.
Hy vọng rằng với hướng dẫn lắp đặt đường ống nước trong nhà trên đây của maykhoanbosch.net, các bạn đã hiểu thêm về các yêu cầu và công việc khi lắp đặt đường ống nước trong nhà để thuận tiện nhất cho công việc.
Máy khoan động lực Bosch GSB 10 RE
1.230.000₫ Xem chi tiếtMáy khoan động lực pin Bosch GSB 180-LI Promo 41 chi tiết
3.580.000₫Điện áp: 18V
Dung lượng pin: 1.5 Ah
Tốc độ không tải mức 1: 0 - 1.700 vòng/phút
Tốc độ không tải 2: 0 - 450 vòng/phút
Momen xoắn 1: 54 Nm
Xem chi tiết
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn