Kiểm định máy thủy bình là gì? Quy trình kiểm định tiêu chuẩn?
Máy thủy bình là công cụ chuyên dụng dùng cho các hoạt động đo độ cao, làm đường bình độ cho địa hình cần xác định hay tính toán độ chênh cao giữa các địa hình,... nên nó yêu cầu về độ chính xác và tính an toàn rất cao. Để biết máy thủy chuẩn có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không, người dùng cần phải kiểm định máy thủy bình. Vậy kiểm định máy thủy bình là gì? Quá trình kiểm định gồm những bước nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Kiểm định máy thủy bình là gì?
Kiểm định máy thủy bình là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của máy thủy chuẩn dựa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Những quy chuẩn này bao gồm:
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi sản xuất
-
Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi sử dụng
-
Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng thiết bị
Khi nào cần kiểm định máy thủy chuẩn?
Để đảm bảo máy thủy bình luôn hoạt động ổn định, chính xác, không gây ra các sự cố ngoài ý muốn và đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất thì người dùng nên tiến hành kiểm định máy theo chu kỳ 6 tháng 1 lần.
Nhiều bạn thường thắc mắc rằng có bắt buộc phải kiểm định máy thủy bình hay không thì câu trả lời là: Không.
Mặc dù không có bất cứ quy định nào về việc bắt buộc phải kiểm định máy thủy bình, tuy nhiên, với những công việc đòi hỏi độ chính xác cao như đo đạc trắc địa thì các công cụ hỗ trợ như máy thủy bình cần phải luôn ở trong trạng thái ổn định, chính xác nhất để tránh gây ra những sai sót trong quá trình sử dụng.
Do đó, việc kiểm định dù không bắt buộc nhưng là điều cần thiết và nên làm để đảm bảo chất lượng công việc.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra máy thủy bình bị lỗi. Địa chỉ sửa máy thủy bình uy tín
Các bước kiểm định máy thủy bình tiêu chuẩn
Quy trình kiểm định máy thủy bình tiêu chuẩn thông thường sẽ trải qua các giai đoạn sau:
Bước 1: Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra kỹ các thông tin về sản phẩm (thương hiệu, chủng loại, thông số kỹ thuật,...). Sau đó, tiến hành kiểm tra chi tiết các bộ phần và ghi lại kết luận vào biên bản hiệu chuẩn:
-
Ốc cân máy và đế máy: Nhẹ, chắc chắn.
-
Hệ thống quang học: Sáng, rõ ràng.
-
Bộ phận vi động ngang: Nhẹ, không rơ, không bị tắc.
-
Bộ phận điều quang: Nhẹ, không tắc.
-
Gương nhìn bọt thủy: Rõ ràng.
Nếu có chi tiết nào không đạt chuẩn thì cần phải cân chỉnh lại trước khi tiến hành bước tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật máy thủy bình
Đặt máy thủy chuẩn lên bệ kiểm tra và tiến hành kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau:
-
Giá trị độ chia hay độ nhạy.
-
Cân bằng máy.
-
Với máy thủy chuẩn có chức năng tự điều chỉnh tia ngắm: kiểm tra độ nhạy của bộ phận tự cân bằng.
Bước 3: Kiểm tra khả năng đo lường của thiết bị
Việc kiểm định máy thủy bình được thực hiện theo phương pháp thử toàn phần (Full Test Procedure) và phương pháp thử đơn giản (Simplified Test Procedure) đáp ứng tiêu chuẩn ISO 17123-4:2012:
Phương pháp thử đơn giản (Simplified Test Procedure)
Đặt máy thủy bình lên giá đỡ ba chân chuyên dụng. Tiếp đó, điều chỉnh tâm của thiết bị ở độ cao khoảng 1.3m so với tâm mốc vị trí ½ và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí ½.
Tiến hành cân máy thủy bình sao cho bọt thủy nằm ở điểm giữa ống thủy. (Nếu bạn chưa biết cách cân bằng máy thủy bình, có thể tham khảo bài viết: Cách sử dụng máy thủy bình chi tiết cho người mới bắt đầu). Sau đó quay máy đi 90° và 180°. Nếu thấy bọt thủy vẫn nằm ở giữa thì đạt yêu cầu.
Quá trình kiểm tra được đặt lần lượt ở 2 tâm mốc. Tâm mốc vị trí ½ và tâm mốc vị trí ⅙. Mỗi tâm mốc sẽ được đo làm 10 lần, mỗi lần đo một cặp giá trị cao độ trên thước chuẩn tại vị trí A và B. Kết thúc mỗi lần đo, bạn lại nhấc máy lên và đặt lại tại một vị trí gần sát vị trí cũ.
Phương pháp thử toàn phần (Full Test Procedure)
Đặt máy thủy chuẩn về tâm mốc vị trí ½ rồi điều chỉnh tâm máy ở độ cao 1.3m so với tâm mốc vị trí ½ và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí ½, sau đó tiến hành cân máy tương tự như ở phương pháp thử đơn giản.
Công tác kiểm định được chia làm 2 đợt, mỗi đợt đo làm 20 lần, mỗi lần đo một cặp giá trị cao độ trên 2 thước chuẩn tại vị trí A và B. Kết thúc mỗi đợt đo sẽ tiến hành hoán đổi vị trí của hai thanh thước chuẩn.
Lưu ý: Cần theo dõi điều kiện môi trường và lưu trữ lại các giá trị nhiệt độ, độ ẩm trước và sau khi kết thúc quá trình kiểm định.
Bước 4: Xử lý kết quả
Máy thủy bình sau khi kết thúc kiểm định đã đạt yêu cầu sẽ được dán tem và cấp giấy kiểm định chứng nhận kết quả và hồ sơ năng lực đơn vị kiểm định theo quy định.
Kiểm định máy thủy bình là hoạt động vô cùng cần thiết, mang tính định kỳ mà bạn cần phải thực hiện để thiết bị luôn vận hành trơn tru, ổn định và chính xác nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên đây, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ HOTLINE Hà Nội: 0904 810 817 - TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn chi tiết hơn!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn