0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Phân biệt mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió

Maykhoanbosch.net 2 năm trước 2778 lượt xem

    Mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió là hai loại được nhiều người dùng ưa chuộng, sử dụng phổ biến nhờ sở hữu độ cứng - độ bền cao đồng thời mang đến năng suất làm việc hiệu quả. Để phân biệt hai loại mũi khoan này, hãy cùng xem tìm hiểu và phân tích sự khác biệt của chúng trong bài viết dưới đây.

    Mũi khoan là một phụ kiện không thể thiếu để giúp máy khoan cầm tay tạo lỗ trên các bề mặt vật liệu. Mũi khoan khác nhau sẽ cho khả năng thi công trên vật liệu có độ cứng khác nhau. Do đó, để hoàn thành tốt yêu cầu công việc, bạn cần phải phân biệt được các loại mũi khoan cũng như ứng dụng phù hợp với chúng. Dưới đây là Maykhoanbosch.net sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt 2 dòng mũi khoan được sử dụng phổ biến hiện nay là mũi khoan hợp kim và mũi khoan thép cứng.

    Tìm hiểu về mũi khoan hợp kim siêu cứng (TCT)

    Mũi khoan hợp kim siêu cứng còn có tên gọi khác là TCT (Tungsten Carbide Cutters), là loại chuyên dụng dùng cho vật liệu cứng cũng như các phôi thép hợp kim có độ cứng cao. Chính vì vậy, nó còn được biết đến là mũi khoan hợp kim chuyên khoan thép cứng.

    Mũi khoan hợp kim siêu cứng (TCT)
    Mũi khoan hợp kim siêu cứng (TCT)

    Cấu tạo của mũi khoan TCT không đồng nhất nguyên khối giữa lưỡi cắt và cán mà thường phần lưỡi của mũi khoan sẽ được gắn chip rời để gia tăng độ bền cho mũi cũng như hiệu suất khi gia công trên những vật liệu có độ cứng cao (khoảng từ 50 – 80 RHC). Phần còn lại vẫn được chế tạo như những mũi khoan hợp kim thông thường.

    Nguyên liệu chính để cấu thành nên mũi khoan hợp kim siêu cứng là thép gió (HSS – High Speed Steel). Đây là loại thép được chế tạo từ hợp kim của sắt và các kim loại có độ cứng cao như Ni (Niken), V (Vanadi), W (vonfram), Mo (Molipden), kết hợp với một lượng nhỏ hàm lượng nguyên tố C (cacbon), P (phốt pho), S (lưu huỳnh),…  Sau quá trình tôi luyện ở nhiệt độ khoảng 2500 độ C, mũi khoan này sẽ có độ dẻo dai, độ bền cao, độ cứng tốt.

    Mũi khoan hợp kim có khả năng xuyên thủng mạnh mẽ trên vật liệu cứng
    Mũi khoan hợp kim có khả năng xuyên thủng mạnh mẽ trên vật liệu cứng

    Mũi khoan hợp kim này thường làm việc trên các vật liệu có độ cứng cao (sắt, inox, bê tông,…), cho nên, trong một số trường hợp, nó còn có thể dùng thay thế cho mũi khoan thép gió khi khoan các vật liệu có độ cứng thấp hơn.

    Tìm hiểu về mũi khoan thép gió

    Mũi khoan thép gió hay còn gọi là mũi khoan HSS ( High-speed steel ). Đây là loại mũi khoan chuyên dùng để thi công trên thép hay các vật liệu phôi thép. Độ cứng của mũi khoan này được đánh giá là nằm ở mức trung bình và thấp, có thể mài lại khi bị mòn.

    Mũi khoan thép gió
    Mũi khoan thép gió

    Mũi khoan từ thép gió được chế tạo và gia công nguyên khối từ thép HSS M2 hoặc HSS M42, bao gồm cả phần lưỡi và phần cán, tạo thành một khối đồng nhất từ đuôi đến thân. Quá trình gia công tạo thành nhiều rãnh lưỡi cắt có góc cắt khác nhau trên mũi khoan. Các góc cắt này sẽ thay đổi xen kẽ các răng.

    Đặc biệt, đối với mũi khoan thép siêu cứng, sau một thời gian sử dụng, nếu phần lưỡi bị mài mòn thì người dùng có thể mài lại với máy mài và tiếp tục tái sử dụng nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí mua mới.

    So với mũi khoan hợp kim, nhiệt độ khi gia công mũi khoan thép gió thấp hơn (chỉ khoảng 1500 độ C). Mũi khoan này thích hợp làm việc trên các vật liệu có độ cứng dưới 50 HRC. Chính vì vậy, nó không thể thay thế cho mũi khoan hợp kim siêu cứng để khoan các vật liệu có độ cứng cao vì sẽ dễ làm hỏng mũi khoan cũng như máy khoan và cả vật liệu khoan.

    Xem thêm:

    Sự khác nhau giữa mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió

    Phân biệt được mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió sẽ giúp bạn tránh tình trạng sử dụng nhầm lẫn giữa 2 loại, khiến mũi khoan nhanh hỏng, không đảm bảo được chất lượng công việc và tốn chi phí thay thế. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa 2 loại mũi khoan này:

    So sánh mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió
    So sánh mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió

    Mũi khoan HSS được làm từ một vật liệu duy nhất là thép gió và có thiết kế là một khối đồng nhất từ chuôi – thân – lưỡi cắt nên nó có độ cứng vừa phải, chỉ thích hợp để khoan trên các vật liệu có độ cứng trung bình/ thấp. 

    Trong khi đó, mũi khoan TCT lại được làm từ 2 dòng vật liệu khác nhau và có lớp phủ bên ngoài rất chắc chắn nên có độ bền và độ cứng vượt trội. Khi kết hợp với thiết kế không đồng nhất giữa đuôi – thân – lưỡi cắt, nó đem lại khả năng khoan tốt trên những bề mặt vật liệu có độ cứng cao.

    Một điểm khác biệt khác của mũi khoan thép cứng và mũi khoan hợp kim là mũi khoan thép HSS có thể mài sắc lại mũi khoan cũ bị mòn để tiếp tục sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí hơn trong khi với mũi khoan hợp kim siêu cứng thì bạn không thể làm như vậy.

    Mặt khác, giá thành của mũi khoan hợp kim siêu cứng cũng cao hơn so với mũi khoan thép gió.

    Như vậy, bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn phân biệt mũi khoan hợp kim siêu cứng và mũi khoan thép gió chi tiết nhất. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã biết nên chọn mũi khoan nào tốt nhất để phục vụ cho công việc của mình. 

    2778 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn