0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

8 thông số máy khoan bạn nhất định không nên bỏ qua

Maykhoanbosch.net 2 năm trước 2094 lượt xem

    Thông số máy khoan thể hiện chi tiết khả năng làm việc của máy khoan đó và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của người dùng. Cùng tìm hiểu xem thông số kỹ thuật của máy khoan cầm tay bao gồm những gì và ý nghĩa của chúng ra sao trong bài viết dưới đây nhé!

    Công suất/ điện áp máy khoan

    Công suất/điện áp của máy khoan thể hiện sức mạnh thi công của nó. Công suất/điện áp pin càng lớn thì khả năng làm việc của máy khoan càng mạnh mẽ, cho phép thi công trên các vật liệu có độ cứng cao dễ dàng. Ngược lại, công suất/điện áp pin thấp thì máy khoan chỉ có thể làm việc trên các vật liệu cơ bản, có độ cứng không cao.

    Công suất/ điện áp máy khoan là thông số quan trọng
    Công suất/ điện áp máy khoan là thông số quan trọng

    Ví dụ: Máy khoan điện có công suất 300W - 450W thường là dòng máy khoan xoay, thích hợp để khoan các vật liệu như gỗ, kim loại mỏng. Còn máy khoan có công suất từ 700W - 850W trở lên thường là máy khoan búa chuyên nghiệp có thể khoan, đục phá bê tông và vật liệu cứng dễ dàng mà không tốn nhiều công sức.

    Xem thêm

    Năng lượng va đập của máy khoan

    Một thông số máy khoan quan trọng không kém mà bạn nhất định cần phải biết đó là năng lượng va đập của máy. Thông số này sẽ tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của máy khoan.

    Khi cần thi công trên các bề mặt có độ cứng cao như bê tông dày thì năng lượng va đập là thông số mà bạn cần phải quan tâm để lựa chọn được chiếc máy phù hợp, đảm bảo hiệu suất làm việc đáp ứng được yêu cầu.

    Năng lượng va đập ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy
    Năng lượng va đập ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy

    Đối với máy khoan bê tông thì mức năng lượng phù hợp nhất sẽ vào khoảng từ 2 - 4J. Còn đối với máy đục bê tông thì bạn nên chọn những loại máy có khả năng va đập từ 5J trở lên.

    Mô men xoắn của máy khoan cầm tay

    Mô men xoắn là một thông số kỹ thuật của máy khoan cầm tay, thể hiện lực xoắn của máy. Momen xoắn càng cao thì càng tiết kiệm thời gian khoan cho người dùng. Ngoài ra, momen xoắn còn được tối ưu hóa để khoan bắt vít khi cần thiết và giúp máy có thể đạt được tốc độ khoan tốt nhất có thể.

    Mô men xoắn của máy khoan cầm tay
    Mô men xoắn của máy khoan cầm tay

    Tốc độ khoan

    Thông số thể hiện tốc độ khoan của máy khoan thường liên quan đến số vòng quay trên mỗi phút của thiết bị. Hiểu đơn giản hơn thì nó chính là tốc độ không tải trong bảng thông số kỹ thuật của máy khoan. Tùy thuộc vào yêu cầu và loại hình công việc mà người dùng có thể chọn mức tốc độ không tải phù hợp.

    Đối với các công việc đơn giản, yêu cầu khoan vừa và nhỏ thì máy khoan chỉ cần có mức tốc độ không tải vào khoảng 1200 - 1500 vòng/phút là được. Còn với các công việc yêu cầu kỹ thuật cao, yêu cầu khoan nặng thì bạn nên lựa chọn máy khoan có tốc độ không tải từ 2.000 vòng/phút trở lên.

    Đầu cặp (đầu kẹp)

    Khi chọn máy khoan, kích thước đầu cặp cũng là một thông số mà bạn cần chú ý. Đầu cặp máy khoan là phần giữ mũi khoan hoặc mũi vít. Mỗi dòng máy khoan sẽ sử dụng loại đầu cặp khác nhau và có khả năng kẹp được mũi khoan có đường kính khác nhau. Do đó, thông số này sẽ cho bạn biết loại đầu kẹp mà máy đang sử dụng để lựa chọn được mũi khoan và phụ kiện phù hợp cho chiếc máy của mình.

    Đầu cặp (đầu kẹp) máy khoan
    Đầu cặp (đầu kẹp) máy khoan

    Kích thước của đầu kẹp sẽ quyết định đến kích cỡ của các mũi khoan, hai kích cỡ của thước chuck phổ biến là 1/2 inch và 3/8 inch. Tùy theo yêu cầu công việc mà bạn có thể điều chỉnh được kích cỡ khác nhau dễ dàng.

    Tính năng hỗ trợ máy khoan

    Bên cạnh các thông số về công suất, lực đập, momen xoắn,... liên quan đến hiệu suất của máy khoan cầm tay thì các tính năng hỗ trợ khác cũng vô cùng quan trọng.

    Chẳng hạn, với máy khoan động lực hay máy khoan búa thường được trang bị kèm thêm tay nắm phụ giúp người dùng cầm máy chắc chắn hơn, thoải mái hơn khi thao tác, nhờ đó quá trình vận hành cũng sẽ nhanh chóng hơn. Hay ở máy khoan pin thường được trang bị thêm đèn Led để chiếu sáng khu vực làm việc, giúp người dùng dễ dàng hơn khi thi công tại không gian tối.

    Máy khoan điện thường được trang bị tay nắm phụ
    Máy khoan điện thường được trang bị tay nắm phụ

    Clutch

    Đây là một thông số của máy khoan pin. Nó là tính năng giúp người dùng có thể tách rời trục của máy khoan pin khi thanh công cụ bị cứng quá mức quy định. Mỗi dòng máy khoan khác nhau thì chúng sẽ có chế độ cài đặt khác nhau. 

    Những chế độ này sẽ cho phép bạn điều chỉnh mũi khoan sao cho phù hợp với những vật liệu mà bạn đang làm việc. Với những công việc sửa chữa đơn giản thì bạn không cần thiết phải có các cài đặt clutch.

    Loại pin mà máy sử dụng

    Đây cũng là một thông số kỹ thuật khác của máy khoan pin. Thông thường, máy khoan pin sẽ sử dụng 2 loại pin chính là Nickel hoặc pin Li-ion. 

    Loại pin mà máy sử dụng
    Loại pin mà máy sử dụng
    • Pin Nickel có độ bền cao, sử dụng được lâu, có thể sạc lại đến hơn 1000 lần và giá thành tương đối rẻ

    • Pin Li-ion là loại pin hiện đại, nó có tuổi thọ cao hơn, có nhiều chức năng an toàn hơn, không bị hỏng khi gặp sự cố trong lúc sạc, bên cạnh đó, dòng pin còn góp phần bảo vệ môi trường nhưng giá thành thường cao hơn.

    Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các sản phẩm máy khoan đến từ thương hiệu nổi tiếng như máy khoan Bosch, Dewalt, Makita,... đều sử dụng pin li-ion là chủ yếu.

    Trên đây là 8 thông số máy khoan mà bạn cần biết để có thể chọn được cho mình chiếc máy khoan phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu công việc, đồng thời tránh không lãng phí hoặc không đáp ứng nhu cầu cần mua.

    2094 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn