0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Cách tính hiệu suất thực của máy khoan

Maykhoanbosch.net 1 năm trước 707 lượt xem

    Hiệu suất thực của máy khoan là sự kết hợp giữa tốc độ và momen xoắn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn công thức tính hiệu suất thực sự của máy khoan cầm tay để từ đó dễ dàng lựa chọn dòng máy phù hợp với nhu cầu sử dụng.

    Ý nghĩa của lực momen xoắn đối với máy khoan

    Thông số momen xoắn (lực Nm) trên máy khoan được hiểu là lực mà máy khoan tạo ra để xoay một vật, từ đó làm biến đổi (phá hủy) vật liệu mà nó tiếp xúc. Lực momen xoắn có đơn vị đo là Newton mét (Nm). Một chiếc máy khoan cầm tay để đạt được hiệu suất làm việc tối ưu nhất thì cần phải cung cấp lực momen (Nm) cần thiết ở tốc độ cao nhất.

    Xem thêm: Momen xoắn là gì? Ý nghĩa momen xoắn cực đại

    Momen xoắn của máy khoan được đo bằng Nm
    Momen xoắn của máy khoan được đo bằng Nm

    Rất nhiều người dùng thường cho rằng, lực mô-men xoắn của máy khoan càng cao thì tốc độ hoàn thành công việc càng nhanh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng, bởi momen xoắn vốn là lực được máy khoan tạo ra đủ để làm biến đổi một vật thể chứ không phải là thông số ảnh hưởng đến tốc độ làm biến đổi vật liệu của máy khoan.

    Một số nhà sản xuất và đơn vị phân phối cũng thường đánh vào sự nhầm lẫn này của khách hàng và công bố lực siết mở ốc (nut busting torque hoặc break away torque) thay vì lực siết chặt (tightening torque). Song thực tế thì lực momen để siết ốc sẽ cần sử dụng nhiều lực hơn so với khi mở ốc. Đó cũng chính là lý do máy khoan vặn vít hay máy siết bu lông luôn có thông số lực mở lớn hơn lực siết.

    Ví dụ: Máy siết bu lông Bosch GDS 18V-1050 H có lực siết ốc tối đa là 1.050Nm nhưng nếu tính theo lực mở thì momen xoắn có thể lên tới 1.700Nm. Vì vậy, người dùng cần phải xem xét kỹ thông số lực Nm được công bố là lực mở hay lực siết để chọn mua cho đúng.

    Momen xoắn không quyết định tiến độ hoàn thành công việc của máy khoan
    Momen xoắn không quyết định tiến độ hoàn thành công việc của máy khoan

    Những năm gần đây, thông số về lực momen liên tục được các nhà sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, với mỗi ứng dụng thì lực momen cần để sử dụng cũng khác nhau. 

    Với những công việc chuyên nghiệp, cần khoan trên vật liệu có độ cứng cao thì mới cần lực momen lớn. Còn với những vật liệu cơ bản như gỗ, kim loại thì việc sử dụng một lực momen quá lớn sẽ không giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn mà còn có khả năng làm hỏng vật liệu. Mặt khác, máy khoan có momen xoắn lớn thì giá thành cũng cao hơn, trong khi bạn chẳng bao giờ cần dùng đến sức mạnh của nó nên rất lãng phí.

    Một chiếc máy khoan cầm tay khi đã sở hữu lực Nm (moment) đủ cần thiết đối với ứng dụng rồi, thì chỉ cần tốc độ máy càng cao là công việc sẽ càng được hoàn thành nhanh chóng, chứ không phải cung cấp dư lực moment sẽ hoàn thành ứng dụng nhanh hơn

    Tìm hiểu về tốc độ máy khoan

    Tốc độ của máy khoan được chia làm hai loại là tốc độ làm việc và tốc độ không tải. Trong khi tốc độ làm việc cho biết khả năng quay của mũi khoan khi tiến vào vật liệu thì tốc độ không tải lại là tốc độ lớn nhất mà máy khoan cầm tay có thể đạt được khi không làm việc.

    Tốc độ của máy khoan được tính bằng số vòng/phút
    Tốc độ của máy khoan được tính bằng số vòng/phút

    Cả hai đều sử dụng đơn vị đo là rpm (vòng/phút). Đây cũng là một trong những thông số bạn cần phải biết để có thể tính được hiệu suất thực của máy khoan.

    Xem thêm: Cách chọn tốc độ máy khoan phù hợp với công việc

    Công thức đo hiệu suất máy khoan

    Sức mạnh thực sự của một chiếc máy khoan cầm tay được thể hiện ở khả năng hoàn thành ứng dụng một cách nhanh nhất. Sức mạnh này sẽ được tính bằng công suất sau:

    Tốc độ x Lực Nm / K = Công Suất Thực

    Trong đó:

    • K là hằng số và thay đổi tùy thuộc vào đơn vị được sử dụng để đo lực momen

    • Tốc độ là tốc độ của máy khoan (số vòng quay / phút)

    • Momen xoắn là lực mà máy khoan tạo ra để phá huỷ vật liệu

    Công thức đo hiệu suất máy khoan
    Công thức đo hiệu suất máy khoan

    Công suất thực thể hiện khối lượng công việc mà máy khoan có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cũng là một dấu hiệu cho biết khả năng hoàn thành công việc của máy khoan nhanh như thế nào.

    Đơn vị đo công suất thực của máy khoan cầm tay là Watts Out (UWO), điểm mà tốc độ máy  khoan kết hợp lực momen là cao nhất. Sức mạnh của máy khoan hay UWO càng cao thì tốc độ thực hiện công việc càng nhanh.

    Lưu ý:

    • Lực Nm khác với thời gian để hoàn thành các ứng dụng .

    • Công suất thực  = Tốc độ & Lực Nm kết hợp công suất đầu ra tối đa Max Watts Out (MWO) = Sức mạnh của động cơ  đo bằng Đơn vị Watts Out (UWO) = Sức mạnh tổng thể thực sự của máy khoan

    Trên đây là cách tính hiệu suất thực của máy khoan đơn giản mà bạn có thể tham khảo. Bạn có thể áp dụng công thức  này để đo hiệu suất thực của máy khoan cầm tay Bosch, Makita, Dewalt hay máy khoan của bất kỳ thương hiệu nào mong muốn. Hy vọng từ những chia sẻ này bạn sẽ chọn được cho mình một chiếc máy khoan đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và mang đến hiệu suất làm việc tốt nhất!

    707 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn