Cao độ trong khảo sát, thiết kế, xây dựng là gì?
Bạn muốn tìm hiểu cao độ trong xây dựng là gì, cao độ trong khảo sát là gì, cao độ thiết kế là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu những kiến thức liên quan.
Cao độ là gì?
Tùy vào lĩnh vực và mục đích công việc mà cao độ sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Riêng trong lĩnh vực thi công xây dựng thì cao độ thường được nhắc đến nhiều nhất là cao độ xây dựng, cao độ thiết kế và cao độ khảo sát.
Cao độ xây dựng là gì?
Cao độ trong xây dựng hay còn được gọi là “cốt” công trình (cos) - cách gọi chính thường được dùng trong quá trình thi công thiết kế xây dựng công trình.
Trong xây dựng chi tiết, cao độ trong xây dựng được hiểu là khoảng cách tính từ mặt phẳng làm chuẩn (chẳng hạn như sàn tầng 1) đến một vị trí khác (cao hoặc thấp hơn so với mặt phẳng chuẩn). Thông thường, cao độ được tính bằng mét, độ chính xác sẽ lấy đến 3 chữ số sau dấu phẩy.
Ký hiệu cao độ trong xây dựng nói chung hay ký hiệu cao độ trong bản vẽ xây dựng nói riêng là hình tam giác đều, nửa trắng nửa đen có chú thích số bên trên. Mặt chuẩn được quy định có cao độ là ±0.000. Những vị trí thấp hơn sàn chuẩn sẽ có cao độ âm. Các vị trí cao hơn mức chuẩn là cao độ dương.
Việc đo đạc cao độ trong xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các hoạt động liên quan đến cao độ thường là nghiên cứu và đo đạc chi tiết độ cao, độ dốc, hướng dốc của khu vực cần xây dựng,...
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp định vị tim cọc chính xác trong thi công xây dựng
Cao độ thiết kế là gì?
Trong thiết kế xây dựng, cao độ là chỉ số có ảnh hưởng đến toàn bộ các thiết kế của công trình trên mảnh đất đó sau này. Chỉ khi có được chỉ số cao độ chính xác thì bạn mới có thể tiến hành bắt tay vào thiết kế các công trình (nhà ở, công trình phụ trợ như: hệ thống điện, hệ thống đường ống, hệ thống thoát nước,...) để bố trí, triển khai quy hoạch phù hợp với địa hình.
Việc xác định cao độ thiết kế chính xác sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Cao độ trong khảo sát là gì?
Trong đo vẽ bản đồ, khảo sát trắc địa, cao độ được hiểu là độ cao của một điểm trong không gian và là khoảng cách thẳng đứng (theo chiều lực hút hấp dẫn) từ điểm đó đến một mặt chuẩn.
Mặt chuẩn ở đây có thể là mặt phẳng, mặt cong, mặt cố định hoặc mặt giả định bất kỳ. Tuy nhiên, thông thường nó sẽ là mực nước biển (bỏ qua biến động do thủy triều), một mặt có hình Ellipsoid tròn xoay.
Và V (vertical) là ký hiệu của của cao độ trong công tác đo vẽ bản đồ.
Cách lấy cao độ trong xây dựng
Bên cạnh việc tìm hiểu cao độ trong xây dựng là gì thì bạn cũng cần phải nắm được cách đo cao độ để ứng dụng vào công việc. Phương pháp lấy cao độ được sử dụng phổ biến hiện nay chính là sử dụng máy thủy bình.
Đây là công cụ đo cao độ chuyên dụng được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, trắc địa, giám sát công trình. Đặc biệt, ngoài khả năng đo cao độ thì máy thủy bình còn có khả năng đo khoảng cách, đo góc, so sánh độ cao giữa hai điểm,...
Phương pháp lấy cao độ bằng máy thủy bình không chỉ cho độ chính xác cao (lên tới hàng milimet) mà còn giúp bạn hoàn thành công việc đo đạc nhanh chóng hơn. Và để đảm bảo độ chính xác cho kết quả đo, người ta thường sử dụng máy thủy chuẩn đến từ các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín lớn như: máy thủy bình Bosch, Leica, Pentax, Sokkia,…
Cách đo cao độ bằng máy thủy bình bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Cách sử dụng máy thủy bình chi tiết cho người mới bắt đầu
Hy vọng sau bài viết trên, bạn đã biết cao độ trong xây dựng là gì, cao độ khảo sát, thiết kế là gì và phương pháp đo cao độ hiệu quả, chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn