0904 810 817

Hà Nội

0979 244 335

Hồ Chí Minh

Các loại lưỡi cưa hiện nay. Cách chọn lưỡi cưa gỗ, lưỡi cắt kim loại phù hợp

Maykhoanbosch.net 1 năm trước 1141 lượt xem

    Việc nhận biết các loại lưỡi cưa và ứng dụng của từng loại sẽ giúp bạn chọn được lưỡi cưa phù hợp với thiết bị và công việc. Để biết hiện nay trên thị trường có các loại lưỡi cắt nào và cách chọn lưỡi cưa gỗ, lưỡi cắt kim loại phù hợp cho từng mục đích sử dụng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

    Các loại lưỡi cưa phổ biến hiện nay

    Lưỡi cưa gỗ/lưỡi xẻ gỗ (Crosscut)

    Lưỡi cưa gỗ còn được biết đến với tên gọi khác là lưỡi cắt, lưỡi xẻ gỗ, là phụ kiện dành cho máy cưa gỗ và thường được sử dụng phổ biến tại các xưởng mộc, xưởng sản xuất nội thất, xưởng thủ công mỹ nghệ,...

    Lưỡi cưa gỗ
    Lưỡi cưa gỗ

    Các loại lưỡi cưa gỗ chuyên dụng thường được sử dụng để cắt xẻ vật liệu gỗ (thanh gỗ, mãnh gỗ, thớ gỗ,...). Mặc dù tốc độ cắt của các loại lưỡi cắt gỗ không nhanh như lưỡi xé, tuy nhiên chính điểm này lại đảm bảo vết cắt tạo ra mịn đẹp, trơn tru và có tính thẩm mỹ cao.

    Lưỡi cắt kim loại

    Trong các loại lưỡi cắt hiện nay, ngoài lưỡi cưa gỗ tự nhiên thì lưỡi cưa kim loại là được sử dụng phổ biến nhất. Loại lưỡi cưa này thường được sử dụng cho máy cắt sắt và thường thấy tại các xưởng cơ khí, chế tạo.

    Lưỡi cưa kim loại
    Lưỡi cưa kim loại

    Lưỡi cưa kim loại được thiết kế với mục đích chuyên dùng để cưa cắt vật liệu như: sắt, thép, nhôm, đầu đinh,... Do được dùng để xử lý vật liệu cứng nên loại lưỡi cưa này có kết cấu vô cùng chắc chắn và độ cứng cao, nhờ vậy mà công việc có thể hoàn thành dễ dàng và hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng cho máy.

    Xem thêm: Có thể sử dụng máy cắt sắt để cắt gỗ được không?

    Lưỡi cưa rong (Rip Blades)

    Đặc điểm của lưỡi cưa rong là ít răng cưa hơn so với các loại lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại kể trên. Chúng thường được dùng để cưa những mãnh gỗ dọc theo thớ gỗ.

    Lưỡi cưa rong
    Lưỡi cưa rong

    Tốc độ cắt của lưỡi cưa rong khi làm việc trên gỗ rất nhanh, tuy nhiên vết cắt sẽ không được trơn tru nhu khi bạn sử dụng lưỡi cưa gỗ cầm tay. Do đó, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn lưỡi cưa để cắt gỗ.

    Lưỡi cưa cắt kim cương khô

    Để cắt những vật liệu như gạch, gạch men, sứ, gốm,... thì lưỡi cắt kim cương khô sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. 

    Lưỡi cưa cắt kim cương khô
    Lưỡi cưa cắt kim cương khô

    Dòng lưỡi cắt này được làm từ hỗn hợp hạt kim cương nhân tạo trộn với bột kim loại và chất kết dính đặc biệt, sau đó áp dụng phương pháp ép nóng hoặc ép nguội để cho ra thành phẩm. Chính bởi vậy nên lưỡi cắt kim cương khô có độ cứng rất cao.

    Với những vật liệu phi kim loại có độ cứng khác nhau như: đá Granite, Marble, bê tông,... mà chất liệu làm lưỡi cưa cũng sẽ tùy theo từng độ cứng của hạt kim loại nhân tạo trên nền bột kim loại cứng, mềm khác nhau.

    Có thể thấy rằng các loại lưỡi cưa cắt trên thị trường hiện nay rất phong phú nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này đòi hỏi người dùng cần phải có một vài kiến thức cơ bản để có thể chọn đúng được loại lưỡi cắt phù hợp có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

    Vì vậy, sau khi bạn đã biết các loại lưỡi cưa phổ biến hiện nay, phần dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cách chọn hai loại lưỡi cưa thông dụng nhất hiện nay là lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại. Bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần mua lưỡi cưa nhé!

    Xem thêm:

    Cách chọn lưỡi cưa gỗ phù hợp với công việc

    Số lượng răng cưa và khoảng cách giữa các răng cưa

    Số lượng răng của lưỡi cưa tỷ lệ nghịch với khoảng trống giữa hai răng cưa liền nhau. Hiểu một cách đơn giản thì số lượng răng cưa càng ít thì khoảng cách giữa hai răng sẽ càng lớn, đồng nghĩa với việc tốc độ đẩy phôi gỗ sẽ nhanh hơn.

    Số lượng răng cưa và khoảng cách giữa các răng cưa
    Số lượng răng cưa và khoảng cách giữa các răng cưa

    Vì vậy, với môi trường công nghiệp yêu cầu cưa cắt các khối gỗ lớn trong thời gian ngắn thì bạn nên chọn loại lưỡi cưa gỗ cho máy cầm tay có ít răng cưa để đẩy nhanh tiến độ công việc. Thông thường, loại lưỡi có 24 răng và đường kính lưỡi 254mm là tối ưu nhất.

    Ngược lại, để xử lý các khối gỗ có kích thước nhỏ hay cắt ngang sớ gỗ đảm bảo đường cắt mịn đẹp, không để lại vết hằn thì bạn nên chọn loại lưỡi cưa có nhiều răng hơn. Lưỡi cưa cắt ngang thường sẽ có số lượng răng từ 60-80 cái, tùy theo kích thước tấm gỗ cần cắt và yêu cầu công việc mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm lưỡi cưa đa năng. Thiết kế số lượng răng cưa và khoảng trống giữa các răng của loại lưỡi cắt này được đảm bảo có sự hài hòa tối đa, có thể đáp ứng tốt cả hai mục đích là cắt xẻ và cắt ngang thớ gỗ đều vô cùng hiệu quả.

    Kiểu răng lưỡi cưa

    Mỗi loại lưỡi cắt gỗ sẽ có kiểu răng cưa khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng và loại gỗ khác nhau. Trong đó, 3 dạng răng cưa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là loại vát góc (răng cưa xếp vát), xếp nghiêng so le (răng cưa xếp nghiêng xen kẽ) và xếp thẳng (răng cưa thẳng).

    Kiểu răng lưỡi cưa
    Kiểu răng lưỡi cưa
    • Răng cưa xếp vát (TCG): các răng cưa được thiết kế xếp xen kẽ gồm 2 dạng hình thang và thẳng dùng để cắt xẻ các vật liệu có mật độ nén cao như gỗ công nghiệp Laminate. Ngoài ra, nó cũng có thể sử dụng để cắt nhựa, MDF hoặc kim loại mềm.

    • Răng cưa xếp nghiêng xen kẽ (ATB): thường được sử dụng cho các loại cưa trượt đa góc hoặc các yêu cầu cắt ngang đòi hỏi độ mịn cao hay dùng khi cắt các tấm ván phủ veneer.

    • Răng cưa thẳng (FT): là loại răng cưa phổ biến nhất thường được thiết kế cho lưỡi cưa gỗ cầm tay, cho khả năng loại bỏ vật liệu thừa nhanh chóng giúp xẻ gỗ hiệu quả hơn. Nhờ tính thoát mạch tốt nên sử dụng lưỡi cưa có răng cưa xếp thẳng sẽ giúp người dùng tiết kiệm tối đa công suất, điện năng cho động cơ máy.

    Ngoài 3 loại phổ biến trên thì bạn có thể tìm hiểu thêm răng cưa xếp xen kẽ có góc lớn (Tên gọi kỹ thuật là Hi-ATB). Loại này thường được các nhà máy, xưởng mộc sử dụng để cưa cắt gỗ công nghiệp Melamine.

    Chọn các loại lưỡi cưa gỗ có phủ bảo vệ

    Lớp sơn phủ bảo vệ bên ngoài của lưỡi cưa có tác dụng như một tấm áo bảo vệ giúp hạn chế lực ma sát sinh ra trong quá trình gia công và điều hòa nhiệt độ của lưỡi cưa giúp hạn chế sự mài mòn, đồng thời nâng cao tuổi thọ cho lưỡi cưa.

    Chọn các loại lưỡi cưa gỗ có phủ bảo vệ
    Chọn các loại lưỡi cưa gỗ có phủ bảo vệ

    Chính vì vậy, bạn nên mua các loại lưỡi cắt gỗ có lớp phủ bảo vệ bên ngoài, không nên mua các lưỡi cưa rẻ tiền, không được đảm bảo về chất lượng.

    Độ dày của lưỡi cưa gỗ

    Lưỡi cưa càng mỏng thì hiệu suất làm việc càng cao, thích hợp cho các công việc nặng trong môi trường công nghiệp. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian thi công hơn mà lưỡi cưa mỏng còn loại bỏ ít gỗ hơn, góp phần giảm thiểu lượng mạt cưa thải ra môi trường và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, giá thành của các loại lưỡi cưa gỗ này cũng sẽ đắt hơn so với lưỡi cưa thông thường.

    Lưỡi cưa càng mỏng thì hiệu suất cắt gỗ càng cao
    Lưỡi cưa càng mỏng thì hiệu suất cắt gỗ càng cao

    Góc của lưỡi cắt gỗ

    Góc của lưỡi cưa gỗ là khoảng cách giữa đường thẳng đứng của lưỡi cắt theo phương nhìn của mắt (Từ trước ra sau) với độ nghiêng của răng cưa.

    Góc cắt càng lớn thì tốc độ cắt và thoát phôi của lưỡi cưa càng cao. Còn góc nhỏ thì thời gian cắt sẽ lâu hơn nhưng nó lại tạo ra các vết cắt mịn hơn, có tính thẩm mỹ cao.

    Với lưỡi cưa dùng để xẻ gỗ, bạn nên chọn kích thước góc lớn (từ 20 độ trở lên tùy theo nhu cầu sử dụng). Còn nếu sử dụng để cưa trượt đa góc thì nên chọn loại lưỡi cắt góc nhỏ, khoảng 5 độ là phù hợp.

    Riêng lưỡi cưa đa năng thì góc thường là 15 độ, chúng có thể thực hiện được cả hai công việc là xẻ gỗ và cưa trượt đa góc đều hiệu quả.

    Xem thêm: 

    Kinh nghiệm chọn lưỡi cắt kim loại tốt

    Chọn lưỡi cưa kim loại theo kiểu răng cưa

    Một số kiểu răng cưa phổ biến thường được sử dụng để cắt kim loại mà bạn là:

    • Răng cưa kiểu R: dùng để cắt thép rỗng định hình, thép H (đầm), vật liệu rắn, cắt bọc và cắt lớp,...

    Răng cưa kiểu R
    Răng cưa kiểu R
    • Răng cưa kiểu K: có góc nghiêng thuận, được dùng cho nhu cầu cắt vật liệu rắn và định hình, cắt kim loại màu, cắt thép,...

    Răng cưa kiểu K
    Răng cưa kiểu K
    • Răng cưa kiểu P: có răng hình thuận, dùng để cưa thép rỗng định hình, thép H (đầm), vật liệu rắn, cắt bọc và cắt lớp, ứng dụng rung cần thiết,...

    Răng cưa kiểu P
    Răng cưa kiểu P
    • Răng cưa kiểu S: góc cắt 0, sử dụng cho việc cắt thép hình mỏng, thép đúc dạng tròn, thép nồng độ Cacbon cao, vật liệu với mặt cắt ngang mỏng

    Răng cưa kiểu S
    Răng cưa kiểu S

    Chọn lưỡi cưa kim loại phù hợp với vật liệu cần cắt

    Cắt inox và thép cứng dày

    Hai vật liệu này thường có độ cứng cao (gấp 40 lần so với thép thông thường) nên sẽ yêu cầu lưỡi cưa có độ cứng tối ưu như lưỡi cưa thép gió HSS M51 (10% Coban và Vonfram) để đảm bảo hiệu quả thi công.

    Cắt thép đặc, thép cứng, thép khối vuông hoặc khối tròn > 6mm

    Với những vật liệu dày thì tốc độ cắt càng chậm, bề mặt vật liệu sẽ càng bóng đẹp. Do đó, khi thi công trên những vật liệu này thì bạn nên chọn lưỡi cưa thép gió HSS với độ cứng cao từ 68URC và có tốc độ cắt chậm để đem lại hiệu quả làm việc tối ưu nhất.

    Cắt thép thường

    Để cưa cắt thép thường thì bạn chỉ cần lựa chọn những lưỡi cưa kim loại có độ cứng từ 48HRC hoặc các loại lưỡi cưa đĩa thường là được bởi vật liệu này có độ cứng không cao nên rất dễ thi công.

    Trên đây là những chia sẻ xoay quanh các loại lưỡi cưa hiện nay và cách chọn lưỡi cưa gỗ, lưỡi cắt kim loại. Hy vọng với những kiến thức ở trên bạn sẽ dễ dàng chọn được cho mình các loại lưỡi cắt phù hợp nhất với công việc của mình, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng thi công.

    1141 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
    Bài viết liên quan

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn